5 Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp tại nhà

05/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh. Trung bình, trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc viêm đường hô hấp từ 4 – 6 lần/năm. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp tại nhà để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con? Lưu ngay những khuyến cáo trong bài viết để chăm sóc bé tốt nhất!

Viêm đường hô hấp là gì?

Viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp là tình trạng nhiễm trùng đường thở gồm tai, mũi, họng và các đường dẫn khí như thanh quản, khí quản, phế quản… 

Có hai nhóm viêm đường hô hấp:

Viêm đường hô hấp trên: viêm tai giữa, viêm họng, thanh quản, viêm mũi xoang…

– Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phế quản phổi….

Viêm đường hô hấp là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Khi mắc viêm đường hô hấp trên, trẻ thường có các bệnh lý như: viêm mũi họng, VA, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa…

Nguyên nhân viêm đường hô hấp ở trẻ

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đường hô hấp chính là sự xâm nhập của virus (Virus cúm,  Virus Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus…) vào cơ thể. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn, số lần hít thở mỗi phút nhiều khiến virus dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non thường có thể trạng cơ thể yếu, miễn dịch suy giảm, cũng là đối tượng có nguy cơ bị viêm đường hô hấp cao hơn. 

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường sống có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp hơn khi:

– Sống trong môi trường ẩm thấp

– Điều kiện vệ sinh kém

– Nằm phòng điều hòa nhiệt độ thấp, thời gian kéo dài

Cùng với đó, giao mùa là thời điểm gia tăng số ca mắc viêm đường hô hấp. Sự thay đổi thất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, virus tấn công trẻ nhỏ. 

Triệu chứng khi trẻ mắc viêm đường hô hấp

Khi mắc viêm đường hô hấp, tùy vào loại bệnh lý và mức độ bệnh mà triệu chứng ở từng trẻ sẽ khác nhau. Thông thường, khi mắc bệnh, trẻ có chung những dấu hiệu:

– Sốt theo cơn, có thể lên tới 39 – 40 độ C.

– Sổ mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt

– Ho

– Đau đầu, cơ thể mệt mỏi

– Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy

– Chán ăn, biếng ăn

– …

Khi bệnh trở nặng, trẻ có thêm triệu chứng là thở nhanh, thở phát ra tiếng lạ. Khi đó, nhịp thở của trẻ trở nên nhanh bất thường:

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở từ trên 60 nhịp/phút 

– Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ trên 50 nhịp/phút

– Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 nhịp/phút

Đặc biệt, khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời:

– Trẻ tím tái, co giật, ngủ li bì

– Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngực

– Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, không ăn, không bú được

>>>Đặt lịch thăm khám các bệnh về đường hô hấp tại DoLife ngay<<<

5 lưu ý quan trọng cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Với trẻ bị viêm đường hô hấp thể nhẹ và trung bình, ba mẹ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe cho con tại nhà. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tự khỏi bệnh sau khoảng 7 – 10 ngày. Khi chăm sóc trẻ tại nhà, ba mẹ lưu ý ngay 5 điều này:

Hạ sốt

Để giúp con hạ sốt hiệu quả, ba mẹ nên:

– Cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt

– Cho con uống nhiều nước

– Dùng khăn ẩm, ấm lau người cho trẻ, đặc biệt là các vị trí: hõm nách, bẹn, cổ, bàn tay…

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Vệ sinh mũi

Để giúp con thông thoáng đường thở, ba mẹ cần lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách. Khi vệ sinh, ba mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên mũi của trẻ, sau đó dùng tăm bông sạch ngoáy dịch mũi hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch.

Giảm ho

Ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp làm dịu, giảm ho an toàn như: cho trẻ uống nước gừng hấp mật ong, quất chưng đường… 

Khi trẻ ho có đờm, ba mẹ thực hiện vỗ lưng hai bên trái, phải để giúp con tống đờm hiệu quả. Lưu ý chỉ nên thực hiện vỗ 3 – 5 phút mỗi bên và vỗ trước ăn hoặc sau ăn khoảng 1 tiếng.

Tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày

Tăng cường dinh dưỡng là vấn đề quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe hiệu quả. Ba mẹ cần chủ động 

Không tự ý dùng thuốc

Ba mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tại nhà, đặc biệt là kháng sinh. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp, ba mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện Quốc tế DoLife để được bác sĩ Nhi thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hướng dẫn chăm sóc bé hiệu quả, tránh việc lạm dụng kháng sinh gây ảnh hưởng tới bé.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp là bệnh dễ lây nhiễm ở trẻ. Vậy nên, ba mẹ cần có những phương pháp phòng bệnh, chủ động, hiệu quả để bảo vệ con trước nguy cơ nhiễm bệnh:

– Tạo miễn dịch chủ động bằng việc cho trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

– Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang thường xuyên, tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm

– Hạn chế việc để trẻ tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay, vệ sinh sạch sẽ. Người lớn khi chăm sóc trẻ cần rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh.

– Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

– Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, giữ mát khi trời nóng

– Xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé tốt nhất, Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife là địa chỉ tin cậy được hàng triệu ba mẹ gửi gắm sức khỏe của trẻ. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm,chuyên môn sâu, hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa bé đến thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý tại DoLife.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để nhận tư vấn ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]