Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

07/04/2023
Tác giả: Trần Chang

Các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tai giữa,… gây nên khoảng 10 triệu ca tử vong ở trẻ em là con số mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Bởi vậy, bố mẹ cần lưu ý những biểu hiện của những căn bệnh này để có thể chữa trị kịp thời cho con, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh gì?

Hệ hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản có nhiệm vụ lấy oxi từ không khí, sưởi ấm, làm ấm cơ thể và thanh lọc khí trước khi được vận chuyển đến phổi. 

Viêm hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Đường hô hấp xuất phát từ của mũi nên bộ phận này rất nhạy cảm và dễ nhiễm vi khuẩn.

Viêm đường hô hấp trên có thể tái phát nhiều lần. Người trưởng thành có thể mắc 2-4 lần/năm còn đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu thì khoảng 10 lần/năm.

Trẻ em, người có bệnh nền, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường ô nhiễm là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm đường hô hấp trển. Hiện nay, người bệnh vẫn rất thờ ơ với các triệu chứng như ho, sổ mũi, khò khè,… nên bệnh dễ trở nặng. Vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản,… thì người bị bệnh viêm hô hấp trên cần được điều trị đúng cách và kịp thời. 

Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra vào thời điểm giao mùa

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Bệnh viêm hô hấp trên có nguyên nhân chủ yếu là do virus. Virus gây bệnh thường tồn tại ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Khi có cơ hội chúng sẽ xâm nhập vào niêm mạc, gia tăng số lượng và phá hủy các tế bào. 

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu và nấm, hoặc một vài loại dị nguyên như: các loại hóa chất, khói thuốc lá, không khí bẩn, bụi,…

Virus gây bệnh thường lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác thông qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho, hoặc tiếp xúc gần. Vì vậy những bệnh về hô hấp rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. 

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ bị nhiễm lạnh hoặc không thích nghi kịp khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Trẻ có sức đề kháng yếu
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường có vi khuẩn mà bố mẹ không bảo vệ kỹ lưỡng
  • Người lớn ôm hôn trẻ

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên có thể xuất hiện cùng nhau hoặc đơn lẻ

Bệnh viêm hô hấp trên có triệu chứng rất đa dạng. Các triệu chứng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc xuất hiện cùng với nhau gây khó chịu cho người bệnh. 

Một số triệu chứng mà người mắc viêm hô hấp trên thường gặp như:

– Sốt: Trẻ em mắc bệnh viêm đường hô hấp trên thường sốt (có khi tăng cao đến 39 – 40 độ). 

-Ho: Cùng với sốt, trẻ em sẽ có triệu chứng ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho không đờm, ho từng cơn hoặc ho thường xuyên.

– Ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng

– Người mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc

– Một số trẻ dưới 6 tuổi bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, trong mũi sẽ có chất nhầy màu xanh. Trường hợp gây viêm xoang sẽ kèm theo triệu chứng đau đầu.

– Khó thở: Khó thở là dấu hiệu cạnh bảo bệnh trở nặng. Lúc này nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để bác sĩ lên phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp mãn tính. 

>>>Đặt lịch thăm khám các bệnh về đường hô hấp trên tại DoLife ngay<<<

Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Bố mẹ cần chú ý khi trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) có những triệu chứng nghi ngờ mắc viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám ngay tại các địa chỉ y tế uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả dành cho trẻ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bác sĩ chỉ định trẻ có thể điều trị tại nhà thì bố mẹ lưu ý những cách chăm sóc sau để giúp trẻ nhanh hồi phục:

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: Cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu, bổ sung vitamin C như cam, quýt,… để tăng đề kháng. 

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo trẻ không bị đói

– Cho trẻ uống đủ nước vì sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần hơn hoặc uống nhiều cữ sữa hơn.

– Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm. Nếu trẻ có quá nhiều nước mũi, mẹ thực hiện hút mũi để giúp trẻ thông thoáng đường thở.

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng cổ, ngực, chân. 

– Nếu trẻ sốt cao, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, và cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng kín gió. Bên cạnh đó, mẹ có thể chườm khăn ấm lên trán và lau mát các vùng nách, cổ, bẹn.

Nếu trẻ ho nhiều, mẹ cho trẻ dùng các loại thuốc ho thảo dược hoặc các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ hãy cho con sử dụng thuốc hạ sốt

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trên, bố mẹ cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

Tiêm phòng đầy đủ

Bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho con để bảo vệ con khỏi các bệnh truyền nhiễm thường gặp và bệnh cúm mùa hàng năm. Đây là cách giúp tạo cho con một hàng rào miễn dịch. Khi cơ thể con đã có kháng thể thì khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch của con sẽ tiêu diệt virus, vi khuẩn nhanh chóng hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn. Đối với trẻ lơn hơn, mẹ nên đa dạng thực đơn ăn cho con để con không bị thiếu hụt dinh dưỡng. 

Chăm sóc và vệ sinh mũi

Mũi là điểm đầu của hô hấp và thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, mẹ cần chú ý vệ sinh mũi cho con sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Mẹ có thể dùng tăm bông mềm để lau phía bên trong mũi cho con.

Bên cạnh đó, mẹ hãy tạo cho con thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Và thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Tạo cho con thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

 Vệ sinh môi trường sống

Vi khuẩn, nấm mốc cũng là một tác nhân gây nên viêm đường hô hấp trên cho con. Vì vậy bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn chiếu, đồ chơi của con,… 

Đặc biệt, khi mùa hè, bố mẹ không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nên để nhiệt đồ điều hòa giao động từ 25 – 26 độ C. Bố mẹ cũng nên tắt máy lạnh trước khi rời phòng 30 phút để cân bằng nhiệt độ trong phòng với nhiệt độ ngoài trời, tránh việc con bị sốc nhiệt đột ngột.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã có những hiểu biết về căn bệnh này để có thể phòng ngừa hiệu quả cho con yêu!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khi nào nên sàng lọc thai nhi? Nên thực hiện phương pháp sàng lọc thai nào?

Khi nào nên sàng lọc thai nhi? Nên thực hiện phương pháp sàng lọc thai nào?

Khám sàng lọc thai nhi là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu. Sàng lọc giúp phát hiện sớm các dị tật đồng thời xây dựng kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Khám sàng lọc thai […]

Chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023: Nên hay không?

Chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023: Nên hay không?

Với mong muốn con sinh ra khỏe mạnh, giỏi giang, thành đạt… và “hợp mệnh” gia đình, ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn sinh mổ chủ động theo ngày giờ định trước. Vậy chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023 có thực sự cần thiết và an toàn cho mẹ và bé? […]

5 LÝ DO MẸ NÊN ĐĂNG KÝ THAI SẢN TRỌN GÓI

5 LÝ DO MẸ NÊN ĐĂNG KÝ THAI SẢN TRỌN GÓI

Mang thai và sinh con là hành trình tuyệt vời của mỗi người phụ nữ. Để vẹn tròn thêm hành trình đó, dịch vụ thai sản trọn gói ra đời và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hãy cùng DoLife tìm hiểu 5 lý do mẹ nên lựa chọn sinh con với dịch vụ thai […]

Các xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết

Các xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết

Xét nghiệm khi mang thai giúp đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Có hai loại xét nghiệm quan trọng khi mang thai mà mẹ bầu cần làm là: Xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán. Tầm quan trọng của xét nghiệm khi […]