Viêm phổi do Mycoplasma gây ra: Triệu chứng và cách điều trị

13/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma thường không có các triệu chứng điển hình. Vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây!

Vi khuẩn Mycoplasma là gì?

Vi khuẩn Mycoplasma được phát hiện lần đầu vào năm 1898 ở các thể bò mắc bệnh viêm phổi. Đặc điểm của loại vi khuẩn này gồm:

  • Có kích thước rất nhỏ. Khoảng 0,15-0,3 micromet. Không thể quan sát được dưới kính hiển vi thông thường.
  • Chúng thường xuyên cư trú ở niêm mạc miệng, hầu họng và đường sinh dục.
  • Khi có một điều kiện thuận lợi khiến số lượng vi khuẩn Mycoplasma tăng sinh đột biến, chúng sẽ gây bệnh.
  • Hiện nay có khoảng 17 loài Mycoplasma có khả năng gây bệnh cho con người. Nhưng trong đó có 4 tuýp gây ra phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến.

Mycoplasma pneumoniae chính là tác nhân nhận được sự quan tâm lớn nhất. Bởi vì tỷ lệ gây viêm phổi cộng đồng của nó chiếm đến 10-30%. Mycoplasma pneumoniae gây viêm đường hô hấp trên và viêm phổi không điển hình. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Bệnh viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae thường bùng phát thành các đợt dịch trong phạm vi trường học, khu tập thể, cơ quan…. Thời điểm bùng phát bệnh là khi chuyển mùa cuối hè sang thu.

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonia (MP) là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn M. pneumoniae gây ra

Dấu hiệu của viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae

Sau khi nhiễm vi khuẩn M. pneumoniae, các triệu chứng thường xuất hiện sau 1 đến 4 tuần. Các triệu chứng của viêm phổi do Mycoplasma, bao gồm:

  • Ho từng cơn và có đờm. Đờm có thể có màu rỉ sắt hoặc đàm màu xanh, đờm mủ;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Khó thở;
  • Tức ngực;
  • Cảm thấy mệt.

Trẻ em dưới 5 tuổi có thể có các triệu chứng khác với trẻ lớn hơn. Và có thể có các triệu chứng giống như cảm lạnh như sau:

  • Hắt xì;
  • Ngạt hoặc chảy nước mũi;
  • Viêm họng;
  • Chảy nước mắt;
  • Thở khò khè;
  • Nôn mửa;
  • Bệnh tiêu chảy.

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên kéo dài, không giảm thì cần đưa đến bệnh viện để thăm khám. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu mắc viêm phổi Mycoplasma

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Một số biến chứng nguy hiểm của viêm phổi do Mycoplasma có thể kể tới như: 

  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Tràn dịch màng phổi: Việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở.
  • Áp xe phổi: Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp: Những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng này. 
  • Suy hô hấp: Dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác, chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.

Những ai có nguy cơ mắc viêm phổi Mycoplasma?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Tuy nhiên, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn. Cụ thể:

  • Người mắc bệnh đường hô hấp như bị cúm.
  • Người đang hồi phục sau phẫu thuật.
  • Trẻ sinh non hoặc trẻ mắc các vấn đề tim, phổi bẩm sinh.
  • Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh

Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Mycoplasma pneumoniae (MP), bao gồm:

  • Nguy cơ mắc phải viêm phổi do MP đạt đỉnh điểm vào các tháng mùa thu và mùa đông. 
  • Người lớn > 65 tuổi và trẻ em < 5 tuổi.
  • Những người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS. Hoặc những người đang sử dụng corticosteroid kéo dài, liệu pháp miễn dịch hoặc hóa trị liệu.
  • Những người hút thuốc lá. Người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, bệnh xơ nang phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Những người thường xuyên ở trong môi trường đông đúc, dễ tiếp xúc gần với những người nhiễm M. pneumoniae có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chẩn đoán và phòng ngừa viêm phổi Mycoplasma

Phương pháp chẩn đoán

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi phế quản
  • Chụp CT ngực
  • Đo nồng độ oxy và CO2 trong máu
  • Lấy dịch mũi hoặc họng để cấy vi khuẩn
  • Sinh thiết phổi hở (chỉ thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng không thể chẩn đoán được bằng các phương pháp khác)
  • Xét nghiệm đờm để phát hiện vi khuẩn Mycoplasma

Biện pháp phòng ngừa

Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm phổi do Mycoplasma bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh. Hoặc đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu, hãy tránh xa những nơi đông người
  • Không hút thuốc
  • Tiêm phòng cúm hàng năm. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về các loại vắc xin chủng ngừa viêm phổi.
  • Giữ ấm trong mùa lạnh đặc biệt vùng cổ và ngực.
  • Tập thể dục đều đặn, có một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không thay thế các chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc viêm phổi do Mycoplasma, hãy thăm khám để điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mạn tính. Gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin. Đau đầu do viêm xoang là gì? […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]