Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối

18/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Do nhiều nguyên nhân, như suy giảm đề kháng mà sức khỏe của thai phụ có thể bị ảnh hưởng. Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân là gì, cũng như cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giải thích hiện tượng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ là tình trạng bất cứ bộ phận nào của hệ tiết niệu thai phụ như là thận, niệu quản, bàng quang… đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tuy đây là bệnh lý rất hay gặp, nhưng không phải những triệu chứng nào cũng sẽ xuất hiện một cách rõ ràng, dẫn đến thai phụ còn khó khăn khi nhận biết.

Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm đường tiết niệu trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như là viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non, em bé nhẹ cân và nhiễm khuẩn sơ sinh. 

Trong những trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu, thai phụ sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh theo phác đồ để điều trị chuyên biệt, giúp đảm bảo thai kỳ an toàn.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai không phải là bệnh lý quá hiếm gặp
Viêm đường tiết niệu khi mang thai không phải là bệnh lý quá hiếm gặp

Nguyên nhân phụ nữ mang thai 3 tháng cuối dễ bị viêm đường tiết niệu

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng cuối rất dễ bị viêm đường tiết niệu do những nguyên nhân:

Do đặc điểm đường tiết niệu ở phụ nữ 

Phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, do đó, bệnh viêm nhiễm thường dễ lây lan đến vùng lân cận. Đây cũng là nguyên nhân mà phụ nữ thường dễ bị viêm nhiễm hơn so với nam giới. 

Phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, do đó, bệnh viêm nhiễm thường dễ lây lan đến vùng lân cận.
Phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, do đó, bệnh viêm nhiễm thường dễ lây lan đến vùng lân cận.

Sức đề kháng phụ nữ bị suy yếu

Trong thai kỳ, sức đề kháng của phụ nữ dễ bị suy yếu. Do đó, bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của mẹ bầu đều dễ bị nhiễm khuẩn. Nhìn chung, phụ nữ có thai khi bị viêm đường tiết niệu dễ có nguy cơ: Đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do đó, cần phát hiện và chẩn đoán kịp thời để tránh xảy ra biến chứng xấu.

Tử cung đè vào niệu quản

Ở những giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, tử cung của mẹ có xu hướng nghiêng về phía bên phải, đè vào niệu quản và thận nên dễ gây ứ nước. Bên cạnh đó, viêm thận cũng khiến cho việc đi tiểu gặp khó khăn, khó kiểm soát, gây ứ đọng nước tiểu, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển ở trong tiết niệu.

Thân nhiệt của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường 

Bởi vì thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai thường cao hơn so với người bình thường. Từ đó, nóng rát trong người cũng dẫn đến hiện tượng tiểu buốt, tăng nguy cơ gây viêm tiết niệu.   

Nhận diện viêm đường tiết niệu của sản phụ qua những dấu hiệu 

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai – Tiểu khó, tiểu buốt

Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở 3 tháng cuối thai kỳ là tiểu khó, tiểu buốt. Đặc biệt là cảm giác đau đớn mỗi lần đi tiểu, thậm chí là tiểu ra máu. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường gặp tình trạng đau nhức, căng tức ở bàng quang, khó chịu ở vùng bụng dưới, mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu thường có màu đục, hoặc màu hồng lẫn máu. 

Một số dấu hiệu khác 

Nếu như người bệnh xuất hiện thêm các dấu hiệu như: Đau lưng, buồn nôn, sốt cao… thì lúc này có thể vi khuẩn đã xâm nhập vào thận và gây ra viêm thận, suy thận. Lúc này, sản phụ cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ có nguy hiểm hay không? 

Bất cứ tình trạng viêm nhiễm khi mang thai đều mang đến nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, lời khuyên dành cho thai phụ là nên kiểm soát từ trước khi mang thai và nên thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, tránh gặp biến chứng nguy hiểm. 

Những biến chứng gây cho mẹ 

Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn so với những thời điểm khác. Nếu như không được điều trị kịp thời, biến chứng nặng nhất có thể gây cho mẹ là viêm bể thận, khiến thận có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn. Tỷ lệ thai phụ mắc phải tình trạng này chiếm khoảng từ 1-2% và đặc biệt thường gặp ở những người bị viêm thận, sỏi thận hoặc có dấu hiệu bất thường ở tiết niệu.

Ngoài ra, thai phụ bị viêm đường tiết còn có nguy cơ nhiễm trùng nặng, chuyển dạ sau khi sinh non, suy hô hấp, thiếu máu… làm đe dọa đến sức khỏe của mẹ không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà còn kéo dài về sau. 

Những biến chứng cho con 

Người mẹ bị viêm đường tiết niệu cũng có ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Đó có thể là nguy cơ thai lưu, sinh non hoặc nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh. Trong đó, nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm nhất, mang nguy cơ tử vong cao.

Phương pháp điều trị và cách đề phòng viêm đường tiết niệu trong thai kỳ thế nào? 

Cách điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu thường là vi khuẩn. Do đó, trong trường hợp này, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để tiêu diệt những nguồn gốc gây bệnh. 

Thông thường, bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh khoảng từ 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào tình trạng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Ciprofloxacin, Trimethoprim sẽ không được chỉ định, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Trường hợp bệnh nhân đáp ứng thuốc, triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 3 ngày điều trị. Tuy nhiên, ngay cả trong thời điểm này bạn cũng không nên dừng uống thuốc. Thay vào đó, hãy sử dụng đúng liều lượng để đảm bảo bệnh không tái phát hoặc làm vi khuẩn kháng thuốc. 

Trường hợp tình trạng viêm đường tiểu tiến triển thành nhiễm trùng thận, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm tĩnh mạch. 

Một số trường hợp viêm đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc
Một số trường hợp viêm đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc

Phòng tránh viêm đường tiết niệu như thế nào? 

Để tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, thai phụ nên tuân thủ những lời khuyên về cách phòng ngừa bệnh như sau: 

– Uống đủ nước mỗi ngày phụ thuộc vào cân nặng cũng như điều kiện sinh hoạt. 

– Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để vệ sinh vùng kín, dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau.

– Đi tiểu thường xuyên để đẩy nước ra khỏi bàng quang. 

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, vải dùng chất liệu thấm hút mồ hôi. 

– Hạn chế tắm bằng bồn. 

– Tuân thủ theo lối sống cân bằng, khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nhìn chung, viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu như nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân có dấu hiệu bệnh, mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]