Trẻ bị viêm đường hô hấp trên: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

03/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trung bình, dưới 5 tuổi, trẻ bị viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm.  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra 10 triệu ca tử vong/năm. Vậy nên, ba mẹ cần nắm rõ về bệnh lý này để xử trí và bảo vệ sức khỏe cho con tốt nhất!

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Đường hô hấp trên là những bộ phận có chức năng tiếp nhận không khí ngoài cơ thể, sau đó sưởi ấm, làm ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Đường hô hấp trên gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

Hệ hấp trên là những cơ quan đầu tiên  và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường, gồm cả các điều kiện bất lợi, vi khuẩn, nấm mốc… nên vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh. Do hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ:  viêm xoang, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa… Nếu không được điều trị tốt, các bệnh lý này có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, gây viêm phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Tùy theo độ tuổi và tác nhân gây bệnh, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý để chăm sóc con tốt nhất.

Triệu chứng

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có triệu chứng đa dạng, có thể đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều dấu hiệu.

Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ theo độ tuổi

Với trẻ sơ sinh, khi bị viêm đường hô hấp trên, trẻ thường có các biểu hiện như: sốt nhẹ, chảy mũi, bỏ bú, ho, khò khè, quấy khóc… Các biểu hiện bệnh ở trẻ sơ sinh chưa rõ nhận thấy như trẻ lớn.

Với trẻ lớn, khi mắc bệnh thường có các triệu chứng như: sốt nhẹ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, sổ mũi, khàn tiếng, chán ăn…

Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ theo mức độ bệnh

Tùy vào mức độ, ở mỗi giai đoạn, triệu chứng bệnh của trẻ là khác nhau:

– Mức độ nhẹ: trẻ sốt nhẹ kèm ho, sổ mũi… 

– Mức độ vừa: sốt, ho, thở nhanh…

– Mức độ nặng: sốt cao, thở thanh, ho, co rút lồng ngực…

– Mức độ nghiêm trọng: ho, thở nhanh, co rút lồng ngực, tím tái cơ thể…

Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh, trẻ có thêm các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, đau cổ họng…

Biến chứng

Thông thường viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, việc chủ quan, không bảo vệ và điều trị kịp thời, đúng cách cho trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường thấy nhất của viêm đường hô hấp trên là viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm, số trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lên tới 4,3 triệu trẻ. Trong các bệnh viêm đường hô hấp, viêm đường hô hấp trên cũng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Để giúp trẻ phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, ba mẹ cần nắm được nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên. 

Nguyên nhân lớn nhất khiến bệnh lý này “xâm nhập” vào trẻ chính là virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Trong đó, nhóm vi khuẩn, virus gây bệnh chủ yếu gồm: liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae…

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý đến những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây bệnh ở trẻ:

– Tình trạng sức khỏe của trẻ: sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu

– Môi trường sống không tốt: điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nằm trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Cách điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà

Đa phần các trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ đều được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà. Để giúp trẻ khỏi bệnh, ba mẹ cần:\

– Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho con ăn/bú bình thường, ăn thành nhiều cữ trong ngày, không ép con phải ăn nhiều

– Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối NaCl 0.9% nếu trẻ bị nghẹt mũi

– Làm dịu cơn ho của trẻ bằng cách cho con uống nước chanh mật ong pha loãng và súc miệng với nước muối loãng

– Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm thấp. Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh; mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, nằm trong phòng mạt nếu thời tiết nóng bức.

– Bổ sung nước đầy đủ

Trong quá trình điều trị tại nhà, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu con có những biểu hiện dưới đây:

– Trẻ sốt cao, kéo dài trên 2 ngày

– Trẻ thở gấp, khó thở, thở rút lõm lồng ngực

– Trẻ không ăn, không uống sữa

Cách phòng ngừa 

Trẻ thường nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên khi thời tiết giao mùa. Đây cũng là bệnh dễ mắc và tái phát nhiều lần. Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả ở trẻ, ba mẹ nên:

– Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

– Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: tắm, rửa tay thường xuyên

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh sự phát triển của vi khuẩn, vi – rút, nấm mốc

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, đặc biệt là trong mùa dịch

– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Tiêm vắc-xin phòng bệnh đường hô hấp là một trong những cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất giúp trẻ tránh nguy cơ nhiễm mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Những loại vắc-xin ba mẹ cần lưu tâm tiêm chủng cho trẻ như: vắc-xin Synflorix và Prevnar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùa…

Viêm đường hô hấp trên không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng đừng quên tiêm vắc-xin phòng bệnh để giúp trẻ ngừa bệnh hiệu quả, giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Để đăng ký tiêm chủng phòng bệnh ở trẻ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để nhận tư vấn ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]