Những lưu ý ba mẹ nhất định phải biết khi tiêm chủng cho trẻ

16/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tiêm chủng vắc-xin cơ bản trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là quyền lợi của trẻ em và là trách nhiệm của cha mẹ được pháp luật quy định. Nếu không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe và sự phát triển. Tiêm chủng cho trẻ em là biện pháp hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm tối ưu chi phí. Bố mẹ cần là người nắm rõ lịch tiêm chủng các mũi tiêm trong những năm đầu đời của con.

Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ
Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ

Các giai đoạn tiêm chủng cho trẻ em bố mẹ cần nắm rõ

Tùy vào độ tuổi và từng giai đoạn khác nhau, trẻ cần được tiêm các mũi vắc-xin khác nhau để đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.

Trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin quan trọng:

– Vắc-xin phòng viêm gan B mũi 1: tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.

– Vắc-xin phòng lao mũi 1: tiêm trên vai trái, trong vòng 30 ngày đầu tiên sau sinh.

Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi

– Vắc-xin phòng viêm gan B mũi 2: 

+ Trong trường hợp người mẹ có virus viêm gan B, trẻ được tiêm ở giai đoạn 1 tháng tuổi.

+ Trong trường hợp người mẹ không có virus viêm gan B, trẻ được tiêm ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Trong mũi này, trẻ được tiêm vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (có thêm ngừa bại liệt).

– Uống vắc-xin phòng tiêu chảy Rota liều 1.

Trẻ 3 tháng tuổi

– Uống vắc-xin phòng tiêu chảy Rota liều 2.

– Tiêm mũi thứ 2 các vắc-xin: phòng viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não.

– Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B mũi 3. Mũi 4 sẽ được tiêm nhắc lại sau 1 năm và mũi 5 được nhắc lại sau 8 năm.

– Tiêm vắc-xin 5 trong 1 và bại liệt mũi 2 hoặc vắc-xin 6 trong 1 mũi 2

Trẻ 4 tháng tuổi

– Uống vắc-xin phòng tiêu chảy Rota liều 3

– Tiêm vắc-xin 5 trong 1 và bại liệt mũi 3 hoặc vắc-xin 6 trong 1 mũi 3. Mũi thứ 4 sẽ được nhắc lại sau 1 năm.

– Tiêm mũi thứ 3 các vắc-xin: phòng viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não.

Trẻ 6 tháng tuổi

– Tiêm vắc-xin phòng cúm:

+ 6 tháng tuổi tiêm mũi 1

+ 6 – 36 tháng tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng

+ Trên 36 tháng tuổi tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm

– Tiêm vắc-xin não mô cầu B, C: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 6 – 8 tuần.

Trẻ 9 tháng tuổi

– Tiêm vắc-xin 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) mũi 1. Mũi 2 được tiêm sau 6 tháng và tiêm mũi 3 nhắc lại sau 4 năm.

Trẻ 12 tháng tuổi

– Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu

– Tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản

+ Mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

+ Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1-2 tuần

+ Mũi 3 sau khi tiêm mũi 1 là 1 năm

+ Tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần đến khi trẻ đủ 15 tuổi

– Tiêm vắc-xin viêm gan A

+ Mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

+ Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 tháng – 1 năm (tùy loại vắc-xin)

Trẻ 24 tháng tuổi

– Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do mô cầu mũi 1 và mũi nhắc lại sau 3 năm

– Tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn mũi 1 và mũi nhắc lại sau 3 năm

– Tiêm vắc-xin phòng thương hàn khuẩn mũi 1 và mũi nhắc lại sau 3 năm

Lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Tiêm chủng là hoạt động cần thiết và bắt buộc với trẻ em để bảo vệ trẻ khỏe mạnh. Để việc tiêm chủng đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần nắm rõ những lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng.

Ba mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng của con
Ba mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng của con

Kinh nghiệm khi đưa trẻ đi tiêm chủng bố mẹ cần biết

Để quá trình tiêm vắc-xin cho trẻ diễn ra thuận lợi, bố mẹ lưu ý:

– Mang theo sổ tiêm chủng để bác sĩ tiện theo dõi lịch sử tiêm chủng và đánh dấu mũi tiêm cho bé.

– Thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc phác đồ tiêm phù hợp. Đặc biệt lưu ý về tiền sử bệnh, dị ứng và kháng sinh trẻ đang sử dụng.

– Nghe kỹ thông tin cần biết về loại vắc-xin sẽ tiêm cho con: tên vắc-xin, nguồn gốc, hạn sử dụng, các phản ứng có thể gặp sau tiêm…

– Sau tiêm, theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Báo ngay cho nhân viên y tế nếu phát hiện các bất thường ở trẻ như: thở nhanh, thở ngắt quãng, nôn ói, tím tái, da nổi mẩn đỏ…

– Theo dõi tại nhà 24 – 48 giờ, liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu trẻ có dấu hiệu: sưng chỗ tiêm, phát ban, nổi mẩn đỏ

– Không tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ cái gì vào vết tiêm.

Các trường hợp không nên tiêm vắc-xin cho trẻ

Khi nào không nên tiêm vắc-xin cho trẻ?
Khi nào không nên tiêm vắc-xin cho trẻ?

Tiêm chủng là việc cần thiết, tuy nhiên với một số trường hợp, trẻ không tiêm vắc-xin:

– Trẻ có tiền sử từng bị sốc, phản ứng, dị ứng nặng sau tiêm vắc-xin

– Trẻ bị suy giảm chức năng các cơ quan: suy tim, suy thận, suy gan, suy hô hấp, suy tuần hoàn…

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng

– Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị dự phòng lây truyền thì không tiêm vắc-xin phòng lao.

Bên cạnh đó, việc tiêm chủng cũng cần tạm hoãn lại nếu:

– Trẻ có thân nhiệt trên 37,5°C hoặc dưới 35,5°C, mắc các bệnh cấp tính nhiễm trùng.

– Trong vòng 3 tháng trẻ dùng các sản phẩm globulin miễn dịch

– Trẻ vừa kết thúc hoặc đang điều trị bằng Corticoid liều cao

– Trẻ có tham gia hóa, xạ trị trong vòng 14 ngày

Với trẻ có tiền sử phản ứng sau tiêm tăng dần, mắc các bệnh ung thư, bệnh mạn tính ở phổi, tim, hệ tiêu hóa, tiết niệu, máu cần được khám sàng lọc và thực hiện tiêm chủng tại bệnh viện.

Hiện Bệnh viện Quốc tế DoLife là một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao dành cho trẻ ở mọi độ tuổi. DoLife cam kết sử dụng vắc-xin chất lượng cao với nguồn gốc rõ ràng, bảo quản cẩn thận với hệ thống kho lạnh hiện đại theo tiêu chuẩn GSP.

Tại DoLife, bé cũng được tiêm bởi các bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn sâu. Ba mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin vắc-xin và tư vấn kỹ càng trước khi tiêm cho bé. Toàn bộ hoạt động tiêm chủng của trẻ được lưu trữ trên hệ thống giúp việc tra cứu và sắp xếp lịch tiêm dễ dàng, tiện lợi. Ba mẹ cũng sẽ được nhắc nhớ mỗi khi sắp đến lịch tiêm của bé.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn tiêm chủng, đặt lịch tiêm vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 1984 để được hỗ trợ chi tiết!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]