Tỉ lệ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là 5 – 8%. Tình trạng này thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, hoặc có thể ở những tháng đầu hoặc sau sinh. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
Tiền sản giật – Bệnh lý sản khoa nguy hiểm
Tiền sản giật (nhiễm độc thai nghén) là giai đoạn cảnh báo sản giật ở phụ nữ mang thai do thai nghén gây ra. Tùy theo mức độ triệu chứng bệnh mà tiền sản giật có thể tác động tới các cơ quan khác như: tim, gan, phổi, thận, não. Có 3 triệu chứng điển hình của tiền sản giật là: tăng huyết áp, phù cơ thể và tăng protein niệu.
Tiền sản giật là một trong các bệnh lý sản khoa nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý. Hiện bệnh vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để.
Bệnh khiến lưu lượng máu từ cơ thể mẹ đến thai nhi suy giảm, gây tình trạng thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giảm nước ối. Tiền sản giật và sản giật thể nặng có thể gây nguy hiểm cho bé, dẫn đến tình trạng thai chết lưu trong tử cung. Khi đó, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị, đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Nếu điều trị không đáp ứng, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên chấm dứt thai kỳ hoặc mổ lấy thai sớm giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Với trường hợp tiền sản giật nhẹ, mẹ bầu thường được chỉ định theo dõi và điều trị ngoại trú. Nếu được chăm sóc tốt, mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, an toàn.
>>Đọc thêm các triệu chứng của tiền sản giật TẠI ĐÂY<<
Tiền sản giật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé
Tỉ lệ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là 5 – 8%. Nếu bệnh không được kiểm soát, xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng xấu nhất của tiền sản giật là gây tử vong ở mẹ bầu
Tiền sản giật nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tiền sản. Khi đó, mẹ bầu xuất hiện các biến chứng như: co giật liên tục, hôn mê. Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời, sản phụ có thể tử vong.
Ở những biến chứng khác, mẹ bầu có thể gặp phải các tình trạng như:
– Bong nhau non gây chảy máu, xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan, đe dọa tính mạng mẹ và bé.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
– Gây suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu. Đặc biệt, rối loạn đông máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở mẹ bầu, đặc biệt là khi chuyển dạ.
– Gây hội chứng HELLP (tán huyết, men gan cao, số lượng tiểu cầu thấp) với các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu…
– Suy thận cấp – chiếm 23% nguyên nhân gây tử vong ở mẹ bầu.
– Phù nổi cấp và suy tim cấp nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng người mẹ.
Tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
Không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà tiền sản giật còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Một số biến chứng thường gặp như:
– Thai không phát triển toàn diện do lượng máu truyền đến nhau thai không ổn định, nguồn dưỡng chất từ mẹ đến bé bị chặn lại.
– Trẻ bị sinh non và suy dinh dưỡng.
– Thai chết lưu từ trong bụng mẹ.
– Ngay sau sinh, trẻ tử vong do bị ngạt, chảy máu phổi, chấn thương
Đặc biệt, với trường hợp mang thai lần 2, có tới 50% mẹ bầu mắc tiền sản giật bị suy thai. Ngoài ra, nguy cơ suy dinh dưỡng, sinh non ở trẻ sơ sinh lên tới 40%. Nguyên nhân của vấn đề này là thai nhận được ít oxy và dinh dưỡng hơn so với mẹ bầu khỏe mạnh.
Phương pháp chẩn đoán tiền sản giật
Để chẩn đoán tiền sản giật ở mẹ bầu, một số phương pháp thường được thực hiện:
Đo huyết áp
Phụ nữ được xác định là cao huyết áp với trường hợp kết quả đo là 140/90 và trước đó chưa từng bị cao huyết áp.
Để có kết quả chính xác, mẹ bầu cần được đo nhiều lần trong ngày, vào các thời điểm khác nhau.
Kiểm tra Protein trong nước tiểu
Từ kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ xác định được tỷ lệ protein-creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) từ đó chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu
Với trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao, mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu thường xuyên. Trong đó, xét nghiệm bao gồm thêm cả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm chức năng thận, gan, sàng lọc hội chứng HELLP.
Từ kết quả xét nghiệm, nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu bị tiền sản giật, mẹ và bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để hạn chế tối đa các biến chứng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng không hiếm gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu chăm sóc thai kỳ khoa học, mẹ bầu có thể hạn chế tối đa vấn đề này. Một số phương pháp mẹ nên áp dụng:
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng
Cơ thể phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn so với bình thường. Bởi vậy, mẹ nên ưu tiên và áp dụng các bài tập nhẹ nhàng với cường độ phù hợp. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thể thao cần được duy trì đều đặn hàng ngày. Việc này không chỉ giúp phòng tránh nguy cơ tiền sản giật mà còn đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
– Tăng sức đề kháng
– Giảm stress
– Cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý
Một số hoạt động mẹ có thể tham khảo như: Yoga, đi bộ, bơi lội, thiền…
Tránh để cơ thể bị mất nước
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu cần được cung cấp tối thiểu 2 – 2.5 lít nước/ngày.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp:
– Đào thải vi khuẩn qua đường tiểu, giảm nhiễm trùng
– Phòng ngừa viêm đường tiết niệu
– Làm mềm chất thải, cải thiện nhu động ruột, ngừa táo bón
Ngủ nghỉ hợp lý
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ sinh mổ ở mẹ bầu tăng gấp 4 – 5 lần nếu trong thời gian mang thai mẹ chỉ ngủ dưới 6 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, thời gian chuyển dạ của những sản phụ này cũng kéo dài hơn so với những mẹ bầu ngủ đủ giấc.
Bên cạnh giấc ngủ buổi tối, mẹ bầu nên có một giấc ngủ ngắn khoảng 30 – 45 phút vào buổi trưa. Việc này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp mẹ “sạc năng lượng” hiệu quả cho buổi chiều!
Khám thai theo đúng lịch hẹn
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần tuân thủ tuyệt đối lịch khám thai của bác sĩ. Phụ nữ mang thai không được bỏ qua bất kỳ mốc khám thai định kỳ quan trọng nào.
Đặc biệt, nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi kéo dài, đau bụng dữ dội, mờ mắt… thì mẹ bầu cần thăm khám sớm, không nên đợi đến đúng lịch hẹn mới đi. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra để xác định nguy cơ tiền sản giật, sản giật.
Như vậy, tiền sản giật không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến thai nhi. Để được hỗ trợ các vấn đề sức khỏe và đặt lịch thăm khám, mẹ bầu liên hệ ngay tới hotline 1900 1984!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]
Đa nang buồng trứng có chữa được không?
Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]