Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Thai nhi to là gì?
Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích thước tiêu chuẩn của thai nhi thường đạt cân nặng khoảng 2,8kg đến 3,5kg khi sinh ra đủ tháng đủ ngày. Khi thai nhi lớn hơn 4kg thì được coi là thai to.
Nếu thai nhi tăng đến hơn 4kg thường sẽ bản ánh tình trạng xấu. Thai quá to là điều không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Nguy cơ biến chứng tỷ thai kỳ tăng cao khi thai nhi có cân nặng càng cao.
Nguyên nhân gây thai to
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai to. Tuy nhiên, những nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Mẹ bầu bị đái tháo đường
Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh con nặng cân nếu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Trường hợp tình trạng bệnh tiểu đường của mẹ bầu không được kiểm soát tốt, thai nhi có thể có vai to hơn và lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn so với em bé có mẹ không mắc bệnh tiểu đường.
Mẹ bầu bị thừa cân
Những mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai nếu không kiểm soát được chế độ ăn uống lúc mang thai dễ dẫn đến tình trạng thai to. Trường hợp này nguy cơ biến chứng thai to cũng nguy hiểm hơn. Do béo phì thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch,…
Mang thai nhiều lần
Không phải tất cả các trường hợp mang thai nhiều lần đều dẫn đến khai to. Tuy nhiên, theo thống kê, những bà mẹ mang thai nhiều lần thì bé sau thường nặng cân hơn so với bé trước. Như vậy, mang thai nhiều lần cũng là yếu tố khiến mẹ mang thai to.
Thai quá ngày dự sinh
Ngày dự sinh được các bác sĩ tính toán đưa ra dựa trên sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó mà thai sinh muộn hơn ngày dự sinh. Thời gian này em bé trong bụng mẹ tiếp tục tăng cân và phát triển. Nên dễ dẫn đến thai to, nhất là trường hợp mang thai kéo dài trên 40 tuần.
Ăn quá nhiều tinh bột tinh chế
Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng nhanh chóng nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, chất bột đường,… . Không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân mà đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi.
Khi mẹ bầu thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ vừa kể trên thì cần được bác sĩ theo dõi sát sao cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày lành mạnh và khoa học.
Dấu hiệu nhận biết thai to
Nhận biết sớm tình trạng thai to có thể giúp mẹ bầu hạn chế những biến chứng. Tuy nhiên việc phát hiện thai lớn không phải điều dễ dàng. Các bác sĩ thường phải kiểm tra định kỳ mới có thể phát hiện được.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thai lớn có thể kể đến như:
- Chiều cao của tử cung vượt qua mức dự kiến ứng với tuần thai:
Thông thường khi thai từ tuần thứ 16 trở đi, tuổi thai sẽ ứng với chiều cao của tử cung mẹ. Từ giai đoạn này, nếu tử cung của mẹ cao vượt quá mức dự kiến có thể báo hiệu thai to.
- Dịch nước ối nhiều:
Khi thai to thì túi chứa thai cũng lớn kèm theo lượng nước ối cũng nhiều hơn. Điều này có thể được phát hiện đơn giản bằng cách:
- Theo dõi cân nặng,
- Đo kích thước vòng bụng
- Quan sát lượng nước ối thông qua siêu âm ổ bụng.
Các biến chứng mẹ có thể gặp phải
Tình trạng thai lớn có thể để lại những hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Một số biến chứng mà mẹ và thai nhi có thể gặp phải như:
Các biến chứng cho mẹ
Việc mang thai to có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với các biến chứng trong quá trình sinh nở như:
Vấn đề khi sinh:
Thai to có thể khiến em bé gặp phải vấn đề:
- Chèn ép trong ống sinh (gây khó sinh do kẹt vai),
- Bị thương khi sinh hoặc
- Cần phải sử dụng kẹp hoặc thiết bị hút chân không trong khi sinh (sinh thường bằng đường âm đạo).
- Đôi khi mẹ có thể cần phải sinh mổ.
Vết rách đường sinh dục lớn:
Trong khi sinh, thai to có thể khiến mẹ bầu bị tổn thương đường sinh. Chẳng hạn như rách các mô âm đạo và các cơ giữa âm đạo và hậu môn (cơ đáy chậu).
Băng huyết sau sinh, đờ tử cung:
Thai nhi to quá mức làm tăng nguy cơ cơ tử cung của mẹ không co bóp đúng cách sau khi sinh con. Từ đó dẫn đến tình trạng đờ tử cung. Điều này có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh (băng huyết).
Vỡ tử cung:
Thai lớn có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trong lúc chuyển dạ nếu mẹ từng sinh mổ trước đó. Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Trong đó tử cung bị rách dọc theo vết sẹo từ ca mổ hoặc phẫu thuật tử cung khác. Trong trường hợp này, mẹ bầu thường cần phải sinh mổ khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.
Rủi ro cho bé
Các biến chứng có thể xảy ra nếu bé cưng là thai nhi to bao gồm:
Chấn thương khi sinh:
Em bé có thể gặp các chấn thương ở đầu, vai, tay, xương đòn. Do quá trình sinh có thể cần dùng đến dụng cụ hỗ trợ đỡ sinh.
Các vấn đề về hô hấp:
Trẻ dễ gặp vấn đề về hô hấp do sinh khó hoặc hít phải phân su.
Hạ đường huyết sau sinh:
Nếu được chẩn đoán là thai nhi to, em bé có nhiều nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Điều này khiến trẻ thường phải được theo dõi kỹ lưỡng sau sinh.
Béo phì ở trẻ em:
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ béo phì ở trẻ em tăng lên khi cân nặng khi sinh tăng lên.
Hội chứng chuyển hóa:
Nếu được chẩn đoán là thai to, em bé đó có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa trong thời thơ ấu. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng:
- Tăng huyết áp,
- Lượng đường trong máu cao,
- Mỡ thừa quanh eo
- Mức cholesterol bất thường – xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Hiện, cần nghiên cứu thêm để xác định xem những tác động này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim ở người trưởng thành hay không?
Thời gian nằm viện kéo dài:
Thai lớn khiến trẻ sinh ra có thể gặp phải nhiều nguy cơ kể trên. Do đó các bé thường cần được theo dõi kỹ lưỡng và dài ngày hơn so với trẻ bình thường.
Phương pháp chẩn đoán
Trong theo dõi thăm khám các mẹ bầu bác sĩ còn có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán qua cân nặng của thai
- Kiểm tra cân nặng của sản phụ: Theo dõi của bác sĩ về quá trình tiến triển cân nặng của bà mẹ. Và đặt những câu hỏi để tìm hiểu về chế độ ăn của sản phụ. Trong quá trình mang thai mà có sự tăng cân, béo phì cũng rất dễ khiến thai to.
- Sử dụng phương pháp siêu âm: Siêu âm thai nhi sẽ giúp hỗ trợ tối ưu hóa việc xác định kích thước đầu, bụng và độ dài xương đùi trên của thai trong bụng. Điều này giúp bác sĩ có căn cứ xác định thai nhi có to hay không?
- Áp dụng xét nghiệm tiền sản: Non – stress test hoặc sơ lược về tình trạng lý sinh thai nhi là những bài kiểm tra. Được tiến hành trong quá trình theo dõi sức khỏe của thai nhi.
Làm gì khi mẹ bầu có thai quá lớn
Khi sản phụ tăng cân nhiều và thai nhi to, cần lưu ý:
- Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, tập các vận động nhẹ nhàng.
- Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 – 6 tuần sau sinh.
3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:
- Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
- Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thai lớn. Thai nhi to tưởng chừng là dấu hiệu thai khỏe mạnh. Thế nhưng khi thai quá lớn lại là báo hiệu của những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động lành mạnh và khoa học. Đặc biệt, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ sản khoa theo dõi. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám với chuyên gia!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]