Táo bón là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về bệnh táo bón
Táo bón là bệnh gì?
Táo bón hay còn được gọi là bón. Đây là tình trạng đi đại tiện ít hơn hoặc bằng 3 lần trong 1 tuần. Khi đi đại tiện, tình trạng phân cứng, khô hơn bình thường. Đôi khi do phân quá cứng, có thể khiến người bệnh bị đau, thậm chí chảy máu trong lúc đi cầu.
Hầu hết, tình trạng táo bón sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Và bệnh không gây vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn thì nó có thể trở thành bệnh lý mạn tính. Những người bị táo bón mạn tính sẽ bị ảnh hưởng về sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Khi tình trạng bón kéo dài, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi đôi khi táo bón cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh bón
Dựa theo tiêu chuẩn Rome III, bệnh nhân được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau đây. Trong thời gian từ 3 tháng trở lên và khởi phát ít nhất từ 6 tháng:
– Giảm số lần đại tiện (dưới 3 lần/tuần). Điều này còn tùy thuộc vào thói quen và tần suất đại tiện ở mỗi cá nhân.
– Phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
– Phân khô và cứng.
– Cảm giác chưa tống hết phân.
– Đôi khi phải dùng tay để lấy phân ra do không tống được phân.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm:
– Đau bụng.
– Đầy bụng.
– Đau khi đi đại tiện.
Một số dấu hiệu nhất định tăng nghi ngờ về nguyên nhân nghiêm trọng hơn của táo bón mạn tính:
– Bụng chướng, gõ vang như trống.
– Nôn.
– Máu trong phân.
– Sụt cân.
– Táo bón mức độ nặng khi mới khởi phát/trầm trọng hơn trên bệnh nhân cao tuổi.
Nguyên nhân của bệnh táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón. Có thể kể đến như:
Nguyên nhân dẫn đến táo bón cấp tính:
– Tắc ruột: Xoắn ruột, thoát vị, dính ruột, nút phân.
– Tắc ruột do liệt ruột: Viêm phúc mạc, các bệnh cấp tính nghiêm trọng (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết), chấn thương sọ não hoặc cột sống,…
– Thuốc:
+ Thuốc kháng cholinergic (ví dụ: thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc chống co thắt),
+ Các ion dương (sắt, nhôm, canxi, bari, bismuth),
+ Thuốc phiện,
+ Thuốc chẹn kênh canxi,
+ Thuốc gây mê toàn thân.
Táo bón thường xảy ra sớm sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón mạn tính:
– U đại tràng: Ung thư biểu mô tuyến đại tràng sigma.
– Rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường, suy giáp, hạ kali máu hoặc tăng canxi máu, mang thai, ure huyết, bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
– Các rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: Bệnh Parkinson, đa xơ cứng, đột quỵ, các thương tổn ở tủy sống.
– Rối loạn thần kinh ngoại biên: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh, u xơ thần kinh, bệnh lý thần kinh tự động.
– Rối loạn hệ thống: Xơ cứng bì hệ thống, bệnh thoái hóa dạng tinh bột, viêm cơ tự miễn, loạn dưỡng cứng cơ.
– Các rối loạn cơ năng: Táo bón do thức ăn di chuyển qua chậm, hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng sàn chậu (rối loạn cơ năng đại tiện).
– Các yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn ít chất xơ, chế độ ăn hạn chế đường, lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Biến chứng của bệnh táo bón
Đại tiện phân có máu
Xảy ra khi bệnh nhân đã bị táo bón nặng. Khối phân khô cứng có thể cứa rách niêm mạc ống hậu môn. Từ đó gây chảy máu khi đi tiêu.
Nứt kẽ hậu môn
Khi đi tiêu ra phân khô cứng, ngoài việc có thể gây rách niêm mạc ống hậu môn. Các lớp cơ thắt ống hậu môn cũng có thể bị ảnh hưởng và bỉ rách. Đây gọi là tình trạng nứt kẽ hậu môn. Không chỉ khiến bệnh nhân đại tiện ra máu. Mà còn gây đau đớn cho bệnh nhân với những lần đi đại tiện tiếp theo.
Mắc bệnh trĩ
Khi bị táo bón kéo dài, ổ bụng thường xuyên phải gắng sức để đại tiện. Từ đó vô tình làm cho các búi trĩ to ra. Khiến việc đi đại tiện thường có máu.
Hiện tượng tắc ruột
Táo bón khiến thời gian di chuyển của phân trong ruột chậm hơn. Điều này khiến phân tích trữ lâu ngày trong ruột. Có thể gây ra hiện tượng tắc ruột.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị táo bón
Phương pháp chẩn đoán
Một số phương pháp chẩn đoán tình trạng táo bón có thể được bác sĩ chỉ định như:
– Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu: Cho thấy dấu hiệu của suy giáp, thiếu máu và tiểu đường. Mẫu phân được kiểm tra sẽ có những dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm và ung thư (nếu có).
– Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp đường tiêu hóa dưới dưới để xác định các vấn đề gây táo bón.
– Nội soi đại trực tràng: Nội soi đại trực tràng hoặc nội soi đại tràng sigma bằng ống soi. Có thể thực hiện thêm sinh thiết để kiểm tra ung thư.
– Nghiên cứu quá trình vận chuyển trong đại trực tràng: Người bệnh sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ chất phóng xạ. Sau đó theo dõi thời gian và cách mà chất này di chuyển trong ruột.
– Các xét nghiệm chức năng ruột khác: Loại trừ nguyên nhân gây ra táo bón do rối loạn chức năng đại tiện. Bằng cách kiểm tra khả năng giữ và thải phân của hậu môn và trực tràng. Bao gồm chụp X-quang trực tràng hoạt động, xét nghiệm trục xuất bóng và đo áp lực hậu môn trực tràng.
Phương pháp điều trị
Thay đổi chế độ ăn uống
– Uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
– Hạn chế sử dụng rượu và đồ uống có chứa cafein.
– Ăn nhiều chất xơ, có thể bổ sung trái cây và rau củ sống, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn.
– Cắt giảm bớt thực phẩm ít chất xơ như thịt, sữa, phô mai và đồ ăn chế biến sẵn.
– Tăng cường vận động.
– Tập thể dục 150 phút một tuần với 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày một tuần.
– Không nhịn đi đại tiện do càng nhịn lâu phân càng khó tống ra ngoài.
– Tạo thói quen đại tiện hàng ngày từ 15 đến 45 phút sau bữa sáng.
– Nâng cao đầu gối khi đại điện bằng cách để chân lên ghế.
– Giữ tâm trạng thoải mái và thư giãn các cơ khi đi đại diện.
Thuốc không kê đơn
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, có thể dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn, chẳng hạn như:
– Thuốc nhuận tràng tạo khối: Như Fybogel, Methylcellulose.
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như các thuốc chứa Magnesium citrate.
– Thuốc làm mềm phân như Docusat.
– Thuốc nhuận tràng làm trơn như dầu khoáng.
– Thuốc nhuận tràng kích thích như Bisacodyl, Senna.
Thuốc kê đơn
Nếu bạn vẫn bị táo bón sau khi dùng các thuốc trên, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc sau:
– Lubiprostone: Tăng lượng dịch tiết và co bóp ruột giúp làm mềm phân và đại tiện dễ hơn
– Linaclotide hoặc plecanatide: Làm cho việc đi tiêu thuận lợi hơn đối với những người bị táo bón lâu dài hoặc hội chứng ruột kích thích nhờ tăng chất nhầy trong lòng ruột giúp phân thoát ra nhanh hơn
– Prucalopride: Có thể giúp ruột kết di chuyển phân (tăng nhu động ruột).
Các phương pháp điều trị khác
– Liệu pháp phản hồi sinh học, giúp huấn luyện lại các cơ.
– Dùng thuốc xổ.
– Phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin về bệnh táo bón. Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Khi táo bón kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn về biện pháp điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI
Ngày 3/10/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife tiếp nhận bệnh nhân L.T.H (34 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng hạ vị, tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo tiểu ra máu. Bệnh nhân được chụp X.quang hệ tiết niệu không chuẩn bị trước, có phát hiện dị vật trong bàng quang. Bệnh nhân […]
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY
Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8/2024
Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY
Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 6/2024
Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY