Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Trĩ ngoại là bệnh gì?
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng giãn tĩnh mạch do tăng áp lực ở hậu môn và trực tràng dưới, từ đó khiến hậu môn phình to, căng giãn quá mức, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.
Nếu bệnh trĩ ngoại không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, ung thư trực tràng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại đó chính là bị rặn nhiều lần trong khi đi tiêu, hoặc do thói quen ngồi lâu. Việc này sẽ làm cản trở máu lưu thông, làm tích tụ máu, gây giãn các mạch ở khu vực hậu môn, từ đó gây ra bệnh trĩ.
Ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học dẫn đến việc tiêu hóa kém phát triển từ đó gây ra bệnh trĩ ngoại.
– Ăn nhiều đồ ăn có nhiều đạm, protein
– Ăn quá nhiều đồ chiên, cay nóng
– Sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên
– Uống quá ít nước
– Bổ sung quá ít chất xơ
– Thói quen ít vận động
– Táo bón kéo dài: Táo bón khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn khi phải rặn nhiều, từ đó gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.
Đặc biệt là những người làm việc văn phòng, người làm công nhân viên chức….thường có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn mức bình thường do ngồi nhiều, ít vận động.

Đại tiện không đúng cách
Thời đại công nghệ thông tin khiến con người chúng ta đôi khi quá phụ thuộc vào smartphone và internet. Rất nhiều người có thói quen chơi game, đọc báo, lướt web… khi đang đại tiện. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ ngoại.
Phụ nữ mang thai và sau sinh
Hầu hết các chị em phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc sau sinh thường mắc bệnh trĩ ngoại. Vì trong quá trình mang thai mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón, đồng thời thai nhi lớn dần sẽ gây áp lực trực tiếp lên trực tràng khi đó tĩnh mạch rất dễ bị giãn nở gây ra bệnh trĩ. Đặc biệt là khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.
Ngoài ra sau khi sinh em bé xong, các mẹ bỉm sữa thường ít vận động hoặc hay bị táo bón nhiều ngày điều này cũng gây ra bệnh trĩ
Những dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại là gì?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà trĩ ngoại thường có các triệu chứng khác nhau. Trĩ ngoại thường nằm dưới da, ngay dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới). Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất:
– Đi ngoài ra máu: Máu đỏ tươi xuất hiện khi đi đại tiện chính là triệu chứng thường gặp nhất.
– Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn khi đi vệ sinh.
– Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện nhiều nhất trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc cũng có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
– Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

Biến chứng của bệnh trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại là một trong những bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng trĩ nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Thiếu máu
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nói chung là chảy máu hậu môn. Nếu tính trạng này thường xuyên xảy ra, người bệnh sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, ảnh hưởng đến năng suất làm việc …
Trĩ sa nghẹt
Khi búi trĩ ở ngoài hậu môn, sưng to, căng đỏ khiến người bệnh cảm thấy rất đau. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến hoại tử búi trĩ.
Tắc mạch
Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu xảy ra thường xuyên, các cục máu đông bên trong búi trĩ sẽ rất dễ hình thành. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến hoại tử hậu môn.
Viêm loét, nhiễm trùng
Vì các búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn, bị cọ xát nên rất dễ gây viêm loét và nhiễm trùng khu vực hậu môn.

Các phương pháp điều trị trĩ ngoại
Phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp an toàn và dễ thực hiện nhất với các cách cụ thể sau:
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt
– Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách dùng thuốc bôi
– Sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút
– Tránh ngồi, đứng lâu hoặc vận động nặng
– Dùng thuốc giảm đau tức thời khi có sự đồng ý của bác sĩ.
– Làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu thường xuyên
– Chườm đá lạnh vào vùng hậu môn để giúp giảm tình trạng sưng đau
– Làm đông đá nước muối ưu trương, sau đó chườm vào vùng trĩ
– Ngồi ghế khoét lỗ khi làm việc lâu
– Bổ xung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển …
– Các loại thuốc làm tăng độ bền thành mạch
Phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật cắt trĩ ngoại là phương án được khuyến cáo dành cho những người bị trĩ ở giai đoạn trở nặng từ độ 3 trở lên. Giai đoạn này búi trĩ thường rất to, sung huyết khối gây tắc mạch cấp tính, gây ra chảy nhiều máu, đau đớn, tiết dịch liên tục.
Điều trị trĩ ngoại khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều cách chữa trĩ ngoại tại nhà bằng các phương pháp nội khoa được liệt kê ở trên để hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để giữ an toàn cho thai kỳ.
Liên hệ ngay tổng đài 1900 1984 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về bệnh này nhé.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch với cao điểm thường diễn ra vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 hàng năm. Về cơ bản, tay chân […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Cách điều trị viêm đường tiết niệu nam giới hiệu quả
Viêm đường tiết niệu nam giới có thể nói là một trong những vấn đề sức khỏe thầm kín, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của các đấng mày râu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bài viết […]

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]