Trĩ ngoại: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

16/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân mắc trĩ cao hàng đầu thế giới. Trong đó, trĩ ngoại là tình trạng phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người bệnh.

Tổng quan về trĩ ngoại

Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất phát từ tĩnh mạch trĩ dưới đường lược, có thể gây đau, chảy máu, ngứa cho người bệnh. 

Trĩ ngoại có thể xuất hiện cùng trĩ nội tạo thành trĩ tổng hợp. 

Trĩ ngoại kết hợp với trĩ nội tạo thành trĩ tổng hợp
Trĩ ngoại kết hợp với trĩ nội tạo thành trĩ tổng hợp

Các cấp độ bệnh

Trĩ ngoại có thể chia thành búi (1, 2 hay 3 búi) hoặc hết vòng hậu môn.

Bệnh được chia thành 4 cấp độ:

Cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu có sự xuất hiện của búi trĩ nhỏ ở hậu môn. Người bệnh thường cảm thấy búi trĩ khi đi đại tiện. Hậu môn tại khu vực có búi trĩ xuất hiện tình trạng sưng phồng, đau rát kèm ngứa ngáy khó chịu.

Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đại tiện kèm máu nhưng không nhiều. Việc điều trị ngay từ giai đoạn này đem lại hiệu quả tích cực và có độ an toàn cao.

Bệnh trĩ ngoại độ 1: Xuất hiện búi trĩ nhỏ ở hậu môn
Bệnh trĩ ngoại độ 1: Xuất hiện búi trĩ nhỏ ở hậu môn

Cấp độ 2

Ở giai đoạn này, các búi trĩ bắt đầu to ra, bám trên thành hậu môn gây khó chịu cho người bệnh. Búi trĩ thò ra ngoài và cần có sự can thiệp mới co lại vào bên trong. 

Người bệnh cảm nhận rõ tình trạng đau rát, sưng tấy và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, hay dùng tay gãi mạnh, hậu môn có thể bị viêm nhiễm.

Khi đi đại tiện, người bệnh cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều hơn gây phiền toái, mệt mỏi và lo lắng. Nếu chảy máu kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu, suy giảm trí nhớ, ngất xỉu.

Cấp độ 3

Búi trĩ phát triển to gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống người bệnh. Lượng máu xuất hiện mỗi khi đi đại tiện cũng nhiều hơn. Các vi khuẩn dễ dàng tấn công khu vực hậu môn do trĩ lòi ra ngoài, viêm nhiễm.

Cấp độ 4

Đây là giai đoạn cuối với các triệu chứng nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được can thiệp tích cực phù hợp, trĩ ngoại dễ biến chứng thành ung thư trực tràng nguy hại tới sức khỏe.

Biến chứng

Trĩ không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đời sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, trĩ ngoại có thể gây ra nhiều biến chứng như:

– Thiếu máu do thường xuyên chảy máu ở hậu môn.

– Trĩ sa nghẹt gây tắc nghẽn mạch máu, có thể biến chứng hoại tử búi trĩ.

– Tắc mạch do cục máu đông hình thành trong búi trĩ.

– Viêm loét, nhiễm trùng búi trĩ, có nguy cơ hoại tử.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là hệ quả của những thói quen sinh hoạt như:

– Ngồi hoặc đứng quá lâu, ít vận động.

– Thường xuyên phải mang vác nặng.

– Bị táo bón mạn tính.

– Chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, nhiều thực phẩm cay nóng.

– Thường xuyên ngồi xổm, rặn mạnh khi đi cầu.

– Ảnh hưởng từ các bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, giãn phế quản…

– Phụ nữ mang thai và sau sinh

– …

Triệu chứng của trĩ ngoại

Trĩ ngoại có các triệu chứng ban đầu tương tự như trĩ nội và trĩ tổng hợp: 

– Đi ngoài ra máu (máu thường có màu đỏ tươi).

– Cảm giác hậu môn nặng tức, mót rặn.

– Đau rát vùng hậu môn.

– Thấy có búi trĩ sa ra khi đi ngoài. Ở cấp độ 1, 2, búi trĩ có thể tự thụt lên. Ở cấp độ 3, 4 cần dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn.

Trĩ ngoại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống người bệnh
Trĩ ngoại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống người bệnh

Các phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ bệnh mà các phương pháp điều trị trĩ ngoại với từng bệnh nhân là khác nhau. Với giai đoạn đầu, bệnh có thể được chữa khỏi sớm mà không cần can thiệp sâu. 

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc được áp dụng với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc có tác dụng giảm sưng, đau, ngừa viêm nhiễm và ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ.

Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh có thể điều trị trĩ ngoại tại nhà thông qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý:

– Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thức ăn nhuận tràng…

– Uống đủ nước, ít nhất 1.5 – 2l/ngày. 

– Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh.

– Hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

– Không nhịn đại tiện. Tập thói quen đi tiêu đúng giờ.

– Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

– Thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sạch.

Nếu áp dụng chữa trĩ ngoại bằng các biện pháp dân gian như: dùng lá vông, rau diếp cá, rau sam… người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng với các trường hợp trĩ nặng để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa biến chứng, tái phát.

Hai phương pháp phổ biến hiện nay là:

– Phương pháp HCPT sử dụng sóng điện cao tần (70 – 80 độ C) để làm đông mạch máu rồi cắt bỏ búi trĩ bằng dao diện.

– Phương pháp PPH dùng máy kẹp để nong rộng lỗ hậu môn, dồn búi trĩ vào một góc rồi cắt và khâu búi trĩ bằng chỉ tự tiêu.

Các phương pháp này đều có độ an toàn và hiệu quả cao với thời gian thực hiện nhanh, không gây đau đớn, biến chứng và hạn chế tái phát cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin chung về trĩ ngoại. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]