Phình đại tràng bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

17/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phình đại tràng bẩm sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Bệnh có thể dễ dàng phát hiện và điều trị được triệt để.

Tìm hiểu về phình đại tràng bẩm sinh
Tìm hiểu về phình đại tràng bẩm sinh

Thông tin chung về phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng bẩm sinh là gì?

Phình đại tràng bẩm sinh (giãn đại tràng bẩm sinh hay Hirschsprung) là hiện tượng giãn đại tràng do thiếu hụt các tế bào thần kinh trong cơ ruột già dẫn đến tắc nghẽn ruột già khiến phần ruột trên đoạn tắc nghẽn bị phình lên, gây căng trướng bụng, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện.

Đây là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp với tỷ lệ là 1/ 4.000 – 1/ 5.000 ở trẻ sơ sinh. Trong đó, bệnh thường gặp ở bé trai nhiều hơn là bé gái với tỉ lệ nam/nữ là 4/1 – 9/1.

Phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ giải quyết triệt để tình trạng này và không để lại di chứng cho người bệnh.

Phân loại phình đại tràng bẩm sinh

Việc phân loại phình đại tràng được dựa trên chiều dài đoạn ruột bị ảnh hưởng:

– Loại ngắn: Bệnh chỉ ảnh hưởng đến trực tràng.

– Loại trung bình (chiếm khoảng 80% tổng trường hợp mắc bệnh): bệnh ảnh hưởng tới trực tràng và đại tràng xích ma.

– Loại dài: Bệnh ảnh hưởng từ trực tràng đến phần ruột phía trên đại tràng xích ma.

– Loại toàn bộ: Bệnh ảnh hưởng tới toàn bộ đại tràng.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Trong đó, yếu tố di truyền đóng vai trò hàng đầu. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác đến từ thời kỳ bào thai, ống tiêu hóa không phát triển toàn diện, thiếu hụt tế bào hạch ở các đám rối thần kinh giữa hai lớp cơ của ống hậu môn. Việc này khiến nhu động tự động của cơ ruột bị ảnh hưởng, ruột của trẻ không thể co bóp bình thường gây đại tiện khó khăn hoặc thậm chí không thể đại tiện được.

Dấu hiệu nhận biết phình đại tràng bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết

Phình đại tràng thường biểu hiện thành các dấu hiệu khá rõ ràng và đặc trưng. Theo từng giai đoạn, các biểu hiện bệnh ở trẻ cũng có sự thay đổi nhất định:

– Trẻ mới sinh

+ Bụng căng trướng.

+ Sau 24h sau sinh, trẻ không đi ngoài phân su.

+ Trẻ chỉ đại tiện khi được đưa ống thông vào để kích thích hậu môn. Sau khi kích thích hậu môn, trẻ đi ngoài ra nhiều phân, ồ ạt.

+ Nôn nhiều.

– Trẻ lớn

+ Táo bón kéo dài xen lẫn các đợt tiêu chảy

+ Phân thối, có màu đen.

+ Bụng trướng.

+ Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tinh thần.

Dấu hiệu đặc trưng xuất hiện ở hầu hết trẻ mắc chứng phình đại tràng chính là tình trạng táo bón kéo dài, phải tháo thụt thường xuyên, kém ăn, suy dinh dưỡng. Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh hoạt, trẻ cần được phẫu thuật và điều trị càng sớm càng tốt.

Biến chứng

Việc không được phát hiện và điều trị tích cực có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như:

– Viêm ruột tái đi tái lại nhiều lần

– Tắc ruột

– Thủng ruột

Phương pháp chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh

Thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm là phương pháp giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ.

Trong đó, các xét nghiệm thường được chỉ định như:

– Chụp X-quang để xác định đoạn ruột hẹp và đoạn ruột dãn.

– Xét nghiệm mẫu mô đại tràng (sinh thiết mẫu, sinh thiết hút) để chắc chắn xem trẻ có bị phình đại tràng hay không.

– Đo khả năng kiểm soát của cơ quanh trực tràng.

Điều trị phình đại tràng bẩm sinh

Phương pháp điều trị

Phình đại tràng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng đại tiện mà còn tác động lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bởi vậy, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình chăm sóc trẻ, ba mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường của con để sớm phát hiện bệnh. Đặc biệt là các dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện.

Việc điều trị chứng phình đại tràng thường dựa trên nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

– Với mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ dùng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

– Với bệnh đã tiến triển nặng, trẻ thường được chỉ định phẫu thuật. Thời gian tiến hành phẫu thuật được chỉ định dựa trên thời điểm phát hiện và mức độ nặng nhẹ của tình trạng phình đại tràng. 

Phẫu thuật phình đại tràng

Phẫu thuật phình đại tràng nhằm loại bỏ: 

– Toàn bộ đoạn bị hẹp vô hạch

– Đoạn chuyển tiếp (thưa thớt hạch)

– Một phần đoạn phình giãn (bị suy giảm chức năng)

– Kéo phần đại tràng bình thường qua ống đại tràng bên trong, nối với hậu môn.

Việc phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần đại tràng có tế bào thần kinh bị dị tật và đưa đoạn ruột bình thường từ trên xuống để thay thế, nối ống hậu môn với đầu đại tràng lành.

Việc phẫu thuật điều trị có thể tiến hành một lần hay nhiều lần, mổ tại phần bụng hoặc mổ từ dưới hậu môn lên. Hiện nay, phẫu thuật từ ngả hậu môn được đánh giá là an toàn và được áp dụng nhiều nhất. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc đúng cách.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đã có thể thực hiện phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh. 1 – 2 ngày sau phẫu thuật, trẻ đã có thể bú trở lại và xuất viện sau khoảng 1 tuần. Ở một số trường hợp đặc biệt, tình trạng phình đại tràng nặng, đoạn vô hạch dài, trẻ có thể cần phẫu thuật từ ngả hậu môn kết hợp với mổ nội soi ở ổ bụng.

Sau phẫu thuật, ba mẹ nên tạo cho trẻ những thói quen tốt cho đường ruột, đại tràng:

– Ăn nhiều chất xơ.

– Uống nhiều nước.

– Đi cầu đúng giờ.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Trên đây là những thông tin chung về phình đại tràng bẩm sinh. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]