Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không?

18/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Có khoảng 5-10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Việc hiểu ra về nguyên nhân, triệu chứng có thể giúp sản phụ phát hiện sớm và điều trị hiệu quả chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi là huyết áp cao khi mang thai. Đây được hiểu là tình trạng sản phụ có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg.Tăng huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập hoặc cũng có thể do nguyên nhân mang thai.

Sản phụ có thể bị tăng huyết áp trước khi mang thai. Hoặc tình trạng này sẽ nặng hơn khi mang thai. Thậm chí ở nhiều sản phụ, tăng huyết áp chỉ xuất hiện khi mang thai. Và đi kèm với nó là triệu chứng phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu). Đây chính là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ có tên là tiền sản giật – sản giật.

Huyết áp cao khi mang thai có thể là dấu hiệu tiền sản giật

 

Phân loại tăng huyết áp thai kỳ

Có thể chia tăng huyết áp thai kỳ thành các thể lâm sàng như sau:

    • Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước thai kỳ hoặc trước tuần 20 của thai kỳ. Tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
    • Tăng huyết áp thai kỳ: xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ. Và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
    • Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm
  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: thuật ngữ này được sử dụng khi huyết áp được đo lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ. Và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định. Bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai

Tình trạng cao huyết áp khi mang thai xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố tác động chính như:

  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ lượng muối quá nhiều trong chế độ ăn uống có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, việc thiếu chế độ dinh dưỡng cân đối. Và không tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
  • Hoạt động thể lực: Thiếu hoạt động thể lực, béo phì và tăng mức cholesterol trong máu. Điều này đều có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao khi mang thai.
  • Tâm lý và căng thẳng: Tình trạng căng thẳng thần kinh và tâm lý không ổn định có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bà bầu.
  • Tuổi: Sản phụ ở độ tuổi trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có lịch sử gia đình về tăng huyết áp hoặc preeclampsia, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
  • Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu nặng (anemia) cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Mang thai đôi: Thai phụ mang thai đôi cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng tăng huyết áp.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý như tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh về thận, bệnh tim mạch, và tiểu đường cũng có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.
Chế độ ăn quá nhiều muối có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai

Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Triệu chứng khi huyết áp thai kỳ tăng ở mỗi sản phụ là không giống nhau. Thậm chí có người còn không xuất hiện triệu chứng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Cao huyết áp
  • Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
  • Phù (sưng)
  • Tăng cân đột ngột
  • Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
  • Buồn nôn ói mửa
  • Đau bụng bên phải hoặc đau thượng vị.
  • Đi tiểu ít
  • Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.

Những biến chứng nguy hiểm khi tăng huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm:

– Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai. Cũng có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.

– Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy. Từ đó gây chảy máu cho mẹ.

Sinh non.

– Tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật (với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20). Có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.

– Hội chứng HELLP: HELLP là biến chứng thai kỳ đặc trưng liên quan đến hiện tượng tan máu, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng. Nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Đây được xem là biến chứng của tiền sản giật.

Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm: 

  • Buồn nôn, nôn, 
  • Đau đầu, 
  • Đau bụng trên… 

Vì hội chứng HELLP có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vậy nên cần sự can thiệp khẩn cấp từ bác sĩ. Để làm giảm huyết áp và trong một số trường hợp, sản phụ có thể phải tiến hành sinh non.

Sinh non là một biến chứng nguy hiểm khi sản phụ bị cao huyết áp

Phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, tình trạng này còn đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Để đề phòng tăng huyết áp thai kỳ, sản phụ cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi đã cao;
  • Phụ nữ thừa cân cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành lạnh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu đã mắc bệnh đái tháo đường, thai phụ cần kiểm soát tốt đường huyết trước và trong suốt quá trình mang thai;
  • Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng. Không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tăng huyết áp khi mang thai. Lưu ý rằng mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Và sẽ không thay thế cho chỉ định điều trị và dùng thuốc của bác sĩ.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ cao huyết áp khi mang thai. Mẹ bầu cần gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]