Sinh mổ nhiều lần mẹ bầu có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy mẹ bầu sinh mổ có thể được tối đa mấy lần? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Những trường hợp mẹ bầu nên đẻ mổ
Mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định sinh mổ khi nằm trong những trường hợp sau:
Chỉ định sinh mổ được định trước
– Thai nhi không nằm ở ngôi thai thuận.
– Thai nhi không quay đầu xuống dù đã gần đến ngày sinh.
– Mẹ bầu mang đa thai (sinh đôi cùng trứng, sinh đôi khác trứng, sinh ba…).
– Mẹ có bệnh tim mạch.
– Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, có nguy cơ gây lây nhiễm cho bé nếu khi sinh thường.
– Mẹ bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, bệnh thận…
– Sản phụ đã sinh mổ nhiều lần trước đây.
– Người có tiền sử phẫu thuật tử cung.
Chỉ định sinh mổ không định trước
Thai phụ cũng có thể được chỉ định sinh mổ khẩn cấp trong những trường hợp sau:
– Thai nhi có các biểu hiện suy thai như: Nhịp tim thai quá nhanh hay chậm.
– Trẻ có kích thước quá lớn (nặng trên 4kg hoặc chu vi đầu quá quá to).
– Bé bị ngạt vì dây rốn quấn cổ.
– Trẻ gặp phải các vấn đề liên quan tới nhau thai.
– Mẹ bị cạn ối.
– Thai phụ bị kiệt sức do thời gian chuyển dạ kéo dài.
– Mẹ bầu có các dấu hiệu như: Ngừng co thắt tử cung hay đau đẻ chấm dứt dù đang trong quá trình chuyển dạ.
Ưu điểm của phương pháp sinh mổ
Tuy sinh thường luôn là phương pháp được các bác sĩ phụ khuyến khích mẹ bầu. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận được những ưu điểm của phương pháp sinh mổ. Cụ thể:
– Các mẹ có thể chủ động về thời gian sinh nở, không nhất thiết phải trải qua cơn đau chuyển dạ. Khi thai đủ tháng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mong muốn của mẹ bầu để tiến hành phẫu thuật lấy thai.
– Sinh mổ, mẹ sẽ hạn chế được những nguy cơ tai biến trong quá trình sinh con. Điển hình là các bệnh lý về tim mạch, yếu tố khung chậu, biến chứng trong thai kỳ. Đặc biệt là các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ như suy thai, chuyển dạ khó khăn, kéo dài.
– Đẻ mổ là phương pháp cứu cánh cho các mẹ gặp tình trạng ngôi thai không thuận, nhau thai, dây rốn có vấn đề.
– Mẹ không phải chịu đựng những cơn đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh nở.
– Thời gian sinh nở diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 đến 45 phút.
– Với thai nhi đang gặp nguy hiểm, việc sinh mổ sẽ giúp các bé chào đời an toàn, thuận lợi hơn.
Nhược điểm của phương pháp sinh mổ
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sinh mổ cũng có một số nhược điểm như:
– Đẻ mổ là phẫu thuật xâm lấn tới tử cung. Vì vậy, sau sinh, tử cung bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Thời gian co hồi của tử cung cũng vì vậy mà lâu hơn các mẹ đẻ thường.
– Đẻ mổ, thai phụ thường mất máu nhiều hơn đẻ thường. Từ đó khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh cũng kém hơn.
– Sản phụ dễ gặp các biến chứng hậu sản như nhiễm trùng, viêm tại vết mổ, rau cài răng lượng từ vết sẹo mổ đẻ cũ. Nguy hiểm hơn, nếu khoảng cách giữa các lần sinh mổ không đủ dài, nguy cơ nứt, vỡ, bục vết mổ đẻ cũ là rất cao. Thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm hơn cho thai phụ và thai nhi.
– Thai có khả năng làm tổ tại vết mổ đẻ cũ nếu vết mổ không được xử lý cẩn thận.
– Do các hormone chưa kịp phản ứng trong quá trình sinh nở, sữa về chậm hơn, ít hơn, nguy cơ tắc tia sữa cao hơn.
– Bé có thể không được bú mẹ ngay sau khi chào đời.
– Bé không được sinh qua ngả âm đạo, không được tiếp xúc với hệ vi sinh trong âm đạo của mẹ. Từ đó đề kháng kém hơn và dễ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp, phổi.
– Các mẹ dễ gặp phải những biến chứng thai kỳ ở lần sinh con tiếp theo.
– Sau khi sinh mổ, ở những lần mang thai tiếp theo, mẹ tiếp tục được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên sinh mổ tối đa 2 lần. Bởi sinh mổ càng nhiều lần thì mẹ càng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng thai kỳ. Cụ thể như:
– Vỡ tử cung, ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của hệ tiêu hóa, bàng quang.
– Băng huyết, mất máu, nguy hiểm tới tính mạng.
– Nhau thai bất thường: Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non,…
– Một số biến chứng khác sau sinh như: Dính, viêm tại tử cung, đau vết mổ cũ, sẹo mổ gây dính tạng, tổn thương bàng quang,…
Lưu ý: Đối với những mẹ sinh mổ lần 3, lần 4, cần có kế hoạch quản lý thai kỳ sát sao ngay từ khi phát hiện mang thai. Điều này giúp đưa ra tiên lượng chính xác, đánh giá mức độ an toàn của ca sinh.
Những lưu ý khi sinh mổ lần 2, lần 3
Thực tế, có nhiều trường hợp vẫn có thể sinh mổ lần 2, 3 mà không gặp phải những biến chứng bất thường, nguy hiểm. Theo các bác sĩ sản khoa, các mẹ đẻ mổ nhiều lần cần lưu ý những điều sau:
– Các lần đẻ mổ nên cách nhau khoảng từ 2 đến 5 năm.
– Lựa chọn sinh theo chỉ định và nên phẫu thuật trước khi vỡ ối. Cụ thể, nếu sinh mổ lần 3, các mẹ nên sinh vào khoảng tuần 37 đến 38. Lúc này, thai nhi đã phát triển toàn diện. Và sẵn sàng cho việc thích ứng với môi trường ngoài bụng mẹ.
– Các mẹ cần theo dõi thai kỳ theo một lộ trình cụ thể. Tránh để những biến chứng xảy ra, đồng thời chủ động hơn khi sinh nở.
– Sau sinh mổ, các mẹ đều cần nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý quan sát những vấn đề như cơn đau dạ con, sản dịch, vết mổ đẻ,… để kịp thời xử lý những bất thường. Từ đó tránh các biến chứng hậu sản.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Sinh mổ được tối đa mấy lần?” Hy vọng thông qua bài viết mẹ bầu đã có được những kiến thức bổ ích về vấn đề này. Việc sinh mổ nhiều lần có thể khiến mẹ và thai nhi gặp nhiều biến chứng. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tinh thần thật tốt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên lựa chọn cơ sở uy tín để theo dõi thai kỳ. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]