Đẻ mổ sau bao lâu thì có thể tập thể dục?

15/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Làm mẹ dường như là thiên chức mà bất cứ người phụ nào cũng khát khao. Tuy nhiên, đi cùng với niềm hạnh phúc khi chào đón thiên thần nhỏ đến bên đời, sau khi sinh con, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Một trong số đó là việc lấy lại cân nặng, đặc biệt là với những mẹ bầu sinh mổ. Với mong muốn duy trì vóc dáng, nhiều mẹ đã lựa chọn thực hiện những bài tập thể dục nhằm giảm cân sau khi sinh đẻ. Tuy nhiên điều này có thật sự tốt cho sức khỏe của mẹ và con? Đẻ mổ sau bao lâu thì có thể tập thể dục, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé!

Đẻ mổ sau bao lâu có thể tập thể dục được? 

Sinh mổ được ví như một cuộc đại phẫu của người phụ nữ, sau khi sinh con, cơ thể cần thời gian để phục hồi, do đó lúc này mẹ cần chú ý đến chế độ vận động sao cho phù hợp. Thông thường, những hoạt động thể chất có thể giúp các vùng sàn chậu và bụng của phụ nữ có thể phục hồi sau ca sinh mổ, đồng thời giúp mẹ kiểm soát cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên bắt đầu việc tập thể dục sau khi sinh, bởi việc tập luyện còn phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất của người phụ nữ cũng như chi tiết của cuộc phẫu thuật. Do đó, ngay cả với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản nhất, mẹ chú ý lắng nghe chỉ định của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, ngay khi vừa sinh xong thì mẹ sẽ cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể phục hồi. Sau khoảng từ 3 đến 4 tuần, mẹ có thể thử sức với những bài tập vận động nhẹ nhàng trong trường hợp việc sinh đẻ không quá phức tạp. Điều quan trọng hơn cả, mẹ cần lên kế hoạch loại hình và mức độ tập thể dục sau sinh như thế nào cho phù hợp. Trong trường hợp vết mổ mặc dù đã lành, nếu như mẹ vẫn còn cảm giác mệt mỏi thì lúc này cũng không nên hoạt động thể chất.

Mẹ lưu ý tuyệt đối phải tránh những bài vận động sử dụng nhiều sức như nâng tạ, chạy bộ, bơi lội… hoặc vận động với cường độ cao. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý không thực hiện những bài tập tác động trực tiếp đến phần giữa cơ thể trong khoảng từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh mổ.

Khoảng từ 3 đến 4 tuần sau khi đẻ mổ, mẹ có thể thử những bài vận động nhẹ nhàng
Khoảng từ 3 đến 4 tuần sau khi đẻ mổ, mẹ có thể thử những bài vận động nhẹ nhàng

 

Gợi ý một số bài tập thể dục phù hợp với mẹ sau khi đẻ mổ 

Nếu như mẹ vẫn còn phân vân chưa biết nên tập luyện bài tập nào sau khi đẻ mổ, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây của Bệnh viện Dolife để có lựa chọn phù hợp cho bản thân mẹ nhé!

Những bài tập có tác dụng giúp giảm mỡ bụng

Không riêng gì các mẹ bầu sau khi sinh con, bụng to dường như là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là sau khi sinh con, lượng mỡ ở bụng tăng lên quá nhiều. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giảm mỡ bụng, ví dụ như là bài tập nâng chân. Mẹ lưu ý khi mới bắt đầu thì nên thực hiện theo nhịp độ chậm và tăng dần mức độ sau khi cơ thể hồi phục tốt hơn. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ tốt cho cơ bụng, tuy nhiên lạm dụng tập lại gây tác dụng ngược làm mẹ dễ kiệt sức. Một điểm cần lưu ý đó là mặc dù các bài tập bụng rất quan trọng, tuy nhiên việc thực hiện đơn lẻ sẽ giúp tăng cường các cơ bên dưới lớp mỡ, do đó sẽ không thấy sự thay đổi ngoại hình đáng kể.

Bài tập Kegel (Tập cơ sàn chậu) 

Từ 6 đến 8 tuần đầu tiên là khoảng thời gian cần phục hồi sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ có thể thực hiện bài tập Kegel một cách an toàn sau khi được rút ống thông hoặc khi cơ thể đã sẵn sàng. Việc mang thai tạo ra nhiều áp lực cho sàn chậu, do đó khi tăng cường sức mạnh cho các vùng cơ xung quanh là vô cùng quan trọng.

Một số bài tập toàn thân

Ngoài những bài tập kể trên, mẹ nên trang bị những bài tập toàn thân hiệu quả. Ví dụ điển hình nhất là đi bộ, đạp xe hoặc thậm chí bơi ở độ cao lớn hơn. Lưu ý rằng bất cứ bài tập nào cũng cần có sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đi bộ 

Trong 6 tuần sau khi sinh mổ,  mẹ có thể tăng dần hoạt động với mức độ phù hợp. Ví dụ, trước tiên hãy thử đi bộ khoảng 5 phút/ngày, ở những ngày sau thời gian đi bộ sẽ tăng lên từng ngày.

Tập thể dục nhịp điệu

Tập thể dục nhịp điệu là cách nhanh nhất để đạt mục tiêu thu nhỏ vòng eo đồng thời luyện cơ săn chắc. Ngoài ra, thể dục nhịp điệu cũng có tác dụng tốt cho tim và phổi của mẹ, đồng thời tốt cho việc hồi phục sau khi sinh mổ.

Với những bài tập thể dục nhịp điệu, mẹ cũng cần lưu ý phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý với bất cứ bài tập nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện
Lưu ý với bất cứ bài tập nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện

Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mẹ cần ghi nhớ về chế độ tập luyện hàng ngày:

– Tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như trao đổi với bác sĩ về thời gian và cường độ tập luyện

– Trước tiên, hãy thử sức với các bài tập nhẹ nhàng, tránh sử dụng động tác mạnh, đặc biệt là ở phần ngực và phần bụng.

– Thời gian ban đầu mẹ chỉ nên tập luyện khoảng từ 10 đến 20 phút/ngày để cơ thể thích nghi rồi sau mới tăng dần thời gian.

– Bổ sung các dưỡng chất quan trọng vào khẩu phần ăn uống hàng ngày để tốt cho sức khỏe của mẹ và con.

Mẹ lưu ý, việc tập thể dục sau sinh sẽ không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Thay vào đó, hãy nhớ mặc áo ngực thể thao khi tập thể dục và cố gắng cho con bú trước khi tập thể dục để tránh tình trạng ngực căng tức khó chịu. Nếu như ngực của mẹ bị đau khi tập thể dục sau sinh, hãy thử sử dụng những loại áo ngực phù hợp để giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ nhé!
Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ nhé!

Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “Đẻ mổ sao bao lâu thì có thể tập thể dục”. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh chóng!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]