Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có đáng lo ngại? Mẹ cần làm gì?

02/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bất thường hệ tiêu hóa của trẻ. Ba mẹ nên xử trí như thế nào? Theo dõi bài viết để biết cách ứng phó ngay!

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có phải bất thường không?

Phân của trẻ sơ sinh bình thường như thế nào?

Trong những lần đi tiêu đầu đời, trẻ sơ sinh thường có phân màu xanh đen, đặc dính và không mùi, gọi là phân su. Sau khi đi hết phân su, phân sẽ dần chuyển sang màu vàng, có thể không mùi hoặc có mùi nhẹ tùy vào nguồn dinh dưỡng. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân thường không mùi hoặc có mùi ngọt nhẹ. Với trẻ dùng sữa công thức, phân thường có mùi nồng hơn.

Do cơ thể chưa hoàn thiện và còn đang phát triển nên cơ chế tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng có nhiều khác biệt so với người lớn.

Phân của trẻ sơ sinh bình thường khi có các đặc điểm:

– Màu sắc: nâu nhạt hoặc vàng tùy vào nguồn dinh dưỡng

– Độ lỏng: khá lỏng

– Mùi: không mùi, hoặc mùi gần giống mùi sữa

– Tần suất đi ngoài: 1 – 7 lần/ngày.

Trẻ sơ sinh đi tiêu phân có mùi chua có sao không?

Phân trẻ sơ sinh nếu có mùi chua nhẹ và không kèm thêm bất kỳ triệu chứng nào thì là một tình trạng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện lạ thì rất có thể tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.

Một số dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý như:

– Đi ngoài nhiều lần

– Phân lẫn máu

– Phân lỏng, sủi bọt

– Trẻ nôn nhiều

– Sốt

– Trẻ quấy khóc, mệt mỏi

Phân có mùi chua kèm các dấu hiệu sức khỏe bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở trẻ
Phân có mùi chua kèm các dấu hiệu sức khỏe bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở trẻ

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kèm tình trạng phân có mùi chua, ba mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện Quốc tế DoLife trong thời gian sớm nhất để được các bác sĩ Nhi khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Nguyên nhân khiến phân của trẻ có mùi chua khá đa dạng. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất như:

Trẻ không hấp thụ hết dinh dưỡng

Việc dinh dưỡng không được hấp thu hết sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, vi sinh vật phát triển và gây mùi ở phân của trẻ. 

Ngoài ra, hệ tiêu hóa non nớt cũng là nguyên nhân khiến trẻ không có đủ enzyme để phân hủy lactose trong sữa khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sản sinh mùi chua ở phân.

Đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn

Đường ruột là môi trường sống của hệ vi sinh đa dạng gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Việc mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, vi sinh vật có hại phát triển vượt mức sẽ khiến phân của trẻ có mùi chua và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Trẻ mắc bệnh Crohn

Phân có mùi chua có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính) ở trẻ. Khi đó, trẻ thường có các triệu chứng đi kèm như:

– Phân lỏng, lẫn máu

– Trẻ quấy khóc về đêm

– Trẻ mệt mỏi, lừ đừ

– Nôn ói

– Sốt siêu vi

– …

Trẻ mắc bệnh xơ nang

Xơ nang là bệnh lý di truyền nguy hiểm khiến chất nhầy, dịch tiêu hóa đặc dính gây tắc nghẽn từ đó gây khó thở, viêm phổi, nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Khi mắc bệnh, ngoài việc phân có mùi chua, trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng tiêu hóa bất thường khác.

Trẻ sử dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lý ở trẻ có thể là nguyên nhân gây ra mùi chua trong phân ở trẻ do hệ vi sinh vật trong đường ruột bị thay đổi.

Dùng kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến tính chất phân của trẻ thay đổi
Dùng kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến tính chất phân của trẻ thay đổi

Ba mẹ cần làm gì khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua?

Chăm sóc trẻ

Với các trường hợp phân có mùi chua nhưng không kèm bất kỳ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, ba mẹ cải thiện tình trạng này bằng cách:

– Chú ý đến chế độ ăn khi cho con bú. Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tăng cường trái cây, rau xanh, sữa chua trong chế độ ăn. Tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, tinh bột…

– Với trẻ sử dụng sữa công thức, ba mẹ cân nhắc đổi sữa công thức phù hợp hơn cho trẻ.

– Chia nhỏ cữ bú và cho trẻ bú thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng, phòng tránh mất nước cho trẻ,

– Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, lưu ý khử trùng bình sữa, rửa tay với xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, lau sạch bầu ngực trước khi cho con bú…

– Thay tã thường xuyên, vệ sinh mông sạch sẽ, khô thoáng cho trẻ, thoa kem dưỡng ẩm phù hợp để phòng tránh tình trạng hăm tã.

– Tham khảo ý kiến chuyên gia về sản phẩm men vi sinh phù hợp với trẻ sơ sinh để giúp con bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức đề kháng.

– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian.

Khi nào nên đưa con đến cơ sở y tế

Ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện con có dấu hiệu bất thường như:

– Phân lỏng, nhiều nước, phân có bọt

– Đi ngoài nhiều, phân chứa dịch nhầy lẫn máu

– Nôn mửa

– Mệt mỏi, quấy khóc

– Da xanh xao

Khi đó, ba mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]