Tiền sản giật là tai biến sản khoa nguy hiểm có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai nên các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu không nên đẻ thường. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng buộc phải đẻ mổ. Vậy bị tiền sản giật có đẻ thường được không? Để sinh thường mẹ bầu nên lưu ý những gì? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng của tiền sản giật
Cho đến thời điểm hiện tại, tiền sản giật vẫn được coi là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh trên thế giới.
Các triệu chứng của tiền sản giật đôi khi rất khó xác định, chính vì thế mẹ bầu cần phải kiểm tra huyết áp và nước tiểu định kỳ. Những triệu chứng của tiền sản giật nên đặc biệt chú ý gồm:
Tăng huyết áp
Trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu có huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng lớn. Những mẹ bầu có huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg cần chú ý thăm khám và kiểm tra thường xuyên.
Protein niệu tăng cao
Nguy cơ mắc tiền sản giật càng lớn nếu mẹ bầu có lượng protein trong nước tiểu càng cao.
Phù nề
Tình trạng phù nề thông thường sẽ chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối và sẽ giảm bớt khi kê cao chân. Còn nếu triệu chứng không giảm dù làm bất cứ cách nào thì đó là biểu hiện của tiền sản giật. Tình trạng nặng mẹ bầu còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hay phù não, điều này rất nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Một số triệu chứng nặng có thể nhận thấy rõ
– Thiếu máu, da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt.
– Tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, buồn nôn kéo dài và đau vùng hạ sườn phải.
– Thần kinh: Lờ đờ, mệt mỏi, tình trạng đau đầu không đỡ ngay cả khi uống thuốc giảm đau.
– Thị giác: Giảm thị lực, hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Tiền sản giật gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Với thai phụ
– Phù nề, phù não, phù võng mạc.
– Xuất huyết não.
– Viêm thận, suy thận, hoại tử ống thận.
– Gặp các vấn đề về tim, phù phổi, phù thanh quản.
– Rách nhau thai, rau bong non, sinh non.
Với thai nhi
– Chậm phát triển bào thai
– Biến chứng các bệnh về tim mạch
– Suy dinh dưỡng, kém phát triển.
– Chậm phát triển trí não và hệ thần kinh.
– Dễ bị sinh non, đề kháng yếu.
Mẹ bầu bị tiền sản giật có đẻ thường được không?
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bị tiền sản giật liệu có đẻ thường được không. Theo bác sĩ sản khoa, có tới gần 40% sản phụ mắc tiền sản giật có thể sinh thường an toàn cho cả mẹ và con, số còn lại được chỉ định mổ lấy thai.
Tuy nhiên, vì sự nguy hiểm của bệnh nên thai phụ thường được khuyến khích chọn phương pháp sinh mổ nếu bị tiền sản giật để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ.
Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật được chỉ định có thể đẻ thường thì việc quan trọng nhất đó là được khám và kiểm tra đầy đủ trước khi vượt cạn. Tất cả những xét nghiệm sản khoa đều cần được tiến hành đầy đủ, theo lộ trình khám thai định kỳ.
Thời điểm phù hợp để sinh con khi thai phụ bị tiền sản giật
Dựa vào các kết quả khám thai định kỳ của mẹ bầu cùng với mức độ nguy hiểm và khả năng gây biến chứng của tiền sản giật được bác sĩ khuyến cáo. Tùy vào từng trường hợp của các thai phụ mà các bác sĩ sẽ quyết định để mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ và đưa ra chỉ định nên sinh nở ở thời điểm nào là thích hợp.
Khi thai nhi đủ 37 tuần tuổi, phát triển hoàn toàn ổn định và tử cung của mẹ đã mềm thì việc sinh thường là có thể. Với những trường hợp bị tiền sản giật mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể chủ động cải thiện tình trạng của bản thân bằng các cách sau:
– Nghỉ ngơi đúng giờ, luôn giữ trạng thái thư giãn và thoải mái, tránh lo lắng.
– Nằm nghiêng về bên trái.
– Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.
– Thường xuyên thăm khám, xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu để theo dõi các chỉ số.
Riêng với những trường hợp tiền sản giật mức độ nặng, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định cho sinh nở sớm nhất có thể dù thai nhi thiếu tháng để giải quyết tình trạng tiền sản giật của mẹ bầu.
Một số điều cần lưu ý
Để giúp mẹ vượt cạn thành công và đón bé chào đời an toàn. Cả thai phụ và người nhà nên nắm được những lưu ý cần thiết như:
– Đo huyết áp đều đặn 2 lần/ngày.
– Theo dõi thai máy.
– Kiểm soát cân nặng của mẹ.
– Tái khám định kỳ mỗi tuần để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.
– Tránh căng thẳng
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
– Vận động nhẹ nhàng.
– Giữ tinh thần thoải mái và có chế độ sinh hoạt khoa học.
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.
– Không ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường.
– Không dùng các chất kích thích.
Mẹ bầu bị tiền sản giật nên sinh ở đâu?
Mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở uy tín để được theo dõi thai kỳ cẩn thận, chính xác, giúp mẹ có một hành trình sinh nở thuận lợi và an toàn. Tại Dolife, các mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm vượt cạn với mức chi phí hợp lý, được công khai rõ ràng cùng với các dịch vụ đi sinh đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt là được áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao tại Dolife hoàn toàn có thể ứng phó kịp thời với các ca sinh khó. Chính vì vậy, hàng nghìn mẹ bầu đã lựa chọn Bệnh viện Quốc tế Dolife để đón bé yêu của mình.
Khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán tiền sản giật mẹ bầu vui lòng liên hệ tổng đài 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để được tư vấn những thông tin hữu ích nhất.
Trên đây là giải đáp về vấn đề bị tiền sản giật có đẻ thường được không hy vọng sẽ giúp mẹ bầu tháo gỡ được băn khoăn của bản thân để yên tâm thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và có một thai kỳ khỏe mạnh sẵn sàng đón bé yêu chào đời.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]
5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]
Đa nang buồng trứng có chữa được không?
Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]