Hội chứng kháng Phospholipid là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hội chứng kháng Phospholipid là gì?
Hội chứng kháng phospholipid hay còn gọi là antiphospholipid. Đây là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này, các kháng của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phospholipid là chất có hại và tấn công. Từ đó khiến cho các tế bào bị tổn thương. Những hình ảnh này sẽ hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch.
Đông máu là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Quá trình này giúp các vết thương nhỏ hoặc thành mạch máu bị vỡ lành nhanh hơn. Nhưng nếu mắc hội chứng kháng phospholipid, máu đông quá mức sẽ làm tắc dòng chảy của máu. Từ đó gây tổn hại đến các bộ phận của cơ thể.
Triệu chứng của hội chứng kháng phospholipid
Các biểu hiện lâm sàng liên quan tới hội chứng Antiphospholipid đó là:
- Có huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch, các cục máu đông này có thể gây tắc mạch.
- Mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid có thể xuất hiện các biến chứng thai sản: sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, tiền sản giật, chậm phát triển do suy dinh dưỡng nhau thai.
- Xuất hiện các cơn đột quỵ do tắc mạch (tỷ lệ tử vong cao).
- Huyết khối mạch não (nhồi máu não) do tắc mạch máu não.
- Mảng tím xanh dạng lưới trên da, viêm mạch có thể gây hoại tử da.
- Xuất hiện bệnh lý động mạch vành: là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
- Bệnh lý van tim (hở van tim, hẹp van tim,..)
- Bệnh lý thận (suy thận, viêm thận,…)
- Tăng áp động mạch phổi.
- Hội chứng phổi cấp (tổn thương phổi cấp).
- Chứng xơ vữa động mạch và bệnh động mạch ngoại vi.
- Bệnh lý võng mạc (các rối loạn ở mắt như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, giảm thị lực,…)
- Suy thượng thận.
- Hội chứng Budd – Chiari, huyết khối mạch mạc treo ruột, huyết khối gan. Có thể kèm biến chứng hoại tử thực quản, hoại tử túi mật.
- Mất thính giác
- Hội chứng antiphospholipid toàn phát với triệu chứng nặng nề với huyết khối đa vi mạch.
Hội chứng kháng Phospholipid gây nguy hiểm gì?
Mức độ hậu quả của hội chứng kháng Phospholipid còn tùy thuộc vào vị trí xuất hiện cục máu đông và mức độ tắc nghẽn lưu lượng máu đến các cơ quan của cơ thể. Cụ thể một số biến chứng có thể kể đến như:
– Suy thận: Tình trạng tăng đông máu có thể gây ra những cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến thận và gây tổn thương thận. Trong đó có tình trạng suy thận, đặc biệt nguy hiểm.
– Đột quỵ: Bệnh có thể làm giảm lưu lượng máu đến não. Và làm tăng nguy cơ đột quỵ, tê liệt một phần cơ thể và người bệnh bị mất khả năng nói.
– Ảnh hưởng đến tim mạch: Khi cục máu đông làm hỏng van trong tĩnh mạch, máu sẽ chảy về tim. Và dẫn đến tình trạng sưng mạn tính, gây tổn thương tim nghiêm trọng.
– Gây tắc mạch phổi.
– Gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, tiền sản giật,…
Nguyên nhân gây bệnh
Hội chứng kháng Phospholipid là một bệnh rối loạn tự miễn dịch. Căn bệnh này phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo nhầm kháng thể tấn công các protein liên kết phospholipid trong tế bào.
Nguyên nhân gây ra hội chứng kháng phospholipid vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên một vài ý kiến cho rằng hội chứng này có liên quan đến đột biến gen và các yếu tố môi trường.
Những yếu tố nguy cơ
Bạn có nguy cơ mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid nếu:
- Đang mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ toàn thân, hội chứng Sjogren.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể như bệnh Lyme, giang mai, HIV/AIDS.
- Đang dùng các loại thuốc như thuốc cao huyết áp hydralazine, thuốc ổn định nhịp tim quinidine, thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin) và thuốc kháng sinh amoxicillin.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán một người có mắc hội chứng kháng phospholipid hay không thì cần phải tiến hành những xét nghiệm:
- Kháng thể kháng Cardiolipin IgG và/hoặc IgM.
- Anti phospholipid IgG và/hoặc IgM.
- Anti β2-Glycoprotein IgG và/hoặc IgM.
- LA.
Phương pháp điều trị bệnh
Các liệu pháp điều trị hiện nay bao gồm:
– Heparin trọng lượng phân tử thấp: Với liều dự phòng là 30–40 tiêm dưới da 1 lần/ngày. Liều điều trị là 1 mg/kg: Thực hiện tiêm dưới da 2 lần/ ngày. Hoặc 1,55 mg/kg tiêm dưới da 1 lần hàng ngày.
– Warfarin: Loại thuốc này được áp dụng trong trường hợp không mang thai. Với liều dùng duy trì INR giữa 2.0 và 3.0.
Các thuốc kháng tiểu cầu: gồm aspirin và clopidogrel.
– Aspirin:
Có hiệu quả trong việc phòng ngừa huyết khối ở những người bệnh APS chưa từng bị huyết khối trước đó, nhưng ít có giá trị dự phòng huyết khối ở những người đã từng bị huyết khối. Liều được khuyến cáo của aspirin là 81mg/ngày.
– Clopidogrel:
Có vai trò trong dự phòng huyết khối ở những người bệnh APS bị dị ứng với aspirin. Tuy nhiên, nếu không chống chỉ định với aspirin thì không nên sử dụng loại thuốc này.
Một số phương pháp điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
+ Thường xuyên tập luyện để có một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim khỏe mạnh.
+ Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và ăn đa dạng thực phẩm.
+ Loại bỏ thuốc lá, bia rượu để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
+ Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
+ Những trường hợp muốn dung các liệu pháp thay thế hormone sau thời kỳ mãn kinh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì đây cũng chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
+ Thường xuyên thăm khám sức khỏe, nhất là những trường hợp mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường.
+ Phụ nữ mang thai cần kiểm tra định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm theo dõi sức cần thiết để hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh.
Trên đây là những thông tin về hội chứng kháng Phospholipid. Lưu ý: Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin tư vấn chính xác nhất.
Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]