Lyme: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

25/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Lyme là bệnh lý lây truyền từ động vật sang người hiếm gặp, khó chẩn đoán và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này ngay trong bài viết bên dưới!

Bệnh Lyme là gì?

Lyme là bệnh lây truyền từ động vật sang người do ve/ bọ chét đốt. Bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi – một loại vi khuẩn hình quả xoang. 

Lyme thường được báo cáo xuất hiện ở Hoa Kỳ do bọ chét lây truyền từ hươu, nai sang người và động vật khác. Bệnh gây ra các tổn thương trên da, trong hệ thần kinh, tim và khớp. 

Lyme có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó, phổ biến nhất là trẻ em, người cao tuổi hay người thường xuyên có các hoạt động ngoài trời tiếp xúc với động vật.

Theo số liệu thống kê, khu vực Châu Á mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh Lyme. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng được phát hiện mắc nhiều nhất trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Việc chẩn đoán Lyme cũng gặp nhiều khó khăn do tính chất khó xác định của bệnh lý này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Lyme

Dấu hiệu nhận biết

Không dễ để nhận biết Lyme bởi các triệu chứng của bệnh lý này không giống nhau ở các giai đoạn bệnh cũng như ở từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, các giai đoạn bệnh cũng có thể chồng chéo lên nhau, khó xác định dấu hiệu.

Một số biểu hiện thường thấy của người bị Lyme như:

– Xuất hiện vết sưng, đỏ như muỗi đốt.

– Phát ban

– …

Các giai đoạn của Lyme

Có thể chia Lyme thành 3 giai đoạn bệnh chính với các triệu chứng bệnh khác nhau.

Giai đoạn 1 (giai đoạn khu trú):

Sau khi bị ve đốt khoảng 1 tháng, người bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ tại vị trí bị đốt. Các nốt mẩn ngứa rát, nóng, đau, có dạng vòng tròn đỏ hoàn toàn hoặc tròn đỏ với tâm trắng.

Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khớp.

– Giai đoạn 2 (giai đoạn lan rộng)

Nếu người bệnh qua giai đoạn 1 mà không được điều trị sẽ bước vào giai đoạn bệnh thứ 2 với các tổn thương ở tim mạch và hệ thần kinh.

Ước tính rằng có khoảng 10% trường hợp người bệnh không điều trị kháng sinh bị tổn thương thần kinh (viêm màng não, đau đầu nghiêm trọng…)

– Giai đoạn 3 (giai đoạn muộn)

Khi bước vào giai đoạn muộn, bệnh đã có sự tiến triển mạnh. Sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng với tình trạng đau khớp, đau thành từng cơn, tê yếu chân tay, cơ bắp suy yếu

Phương pháp chẩn đoán bệnh Lyme

Việc chẩn đoán Lyme không dễ dàng do bệnh thường được tìm thấy trong nhiều điều kiện khác nhau. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ dựa trên nhiều yếu tố:

– Tiền sử sinh sống, hoạt động trong thời gian qua.

– Xét nghiệm để xác định kháng thể với vi khuẩn:

+ Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme ELISA.

+ Phương pháp hai bước để xác nhận chẩn đoán.

Cách điều trị bệnh Lyme

Trong điều trị Lyme, người bệnh chủ yếu được chỉ định dùng kháng sinh với các loại kháng sinh như:

– Kháng sinh đường uống dùng cho điều trị tiêu chuẩn Lyme ở giai đoạn đầu.

Người bệnh có thể được kê doxycycline, amoxicillin hoặc cefuroxime tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Việc sử dụng thường kéo dài từ 10 – 14 ngày hoặc 14 – 21 ngày.

– Kháng sinh tiêm tĩnh mạch 

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm kháng sinh tĩnh mạch trong 14 – 28 ngày nếu Lyme có liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Khi điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng với sinh vật kháng kháng sinh…

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề như: mệt mỏi, đau cơ… hay gọi chung là hội chứng bệnh sau Lyme.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Bắt buộc phải uống kháng sinh đủ liều, không tự ý bỏ ngang hay thay thuốc khi đang sử dụng. Mọi vấn đề phát sinh cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh Lyme

Lyme là bệnh lý lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi bọ ve. Bởi vậy, việc phòng ngừa bệnh tốt nhất chính là tránh xa những khu vực có bọ ve, đặc biệt là những vùng nhiều cây cối, cỏ dại.

Chủ động bảo vệ cơ thể, phòng bệnh Lyme hiệu quả, cần lưu ý:

– Che đậy (mặc quần áo dài, đi tất, mang giày, mũ, găng tay…) khi đi vào những khu vực cây cối rậm rạp, nhiều cỏ dài. Tránh đi vào những bụi cây cỏ.

– Dùng thuốc chống côn trùng có nồng độ DEET 20% hoặc cao hơn. 

– Cắt cỏ, dọn dẹp môi trường sống thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của bọ chét.

– Kiểm tra quần áo trước khi mặc vào để tránh trường hợp bọ ve xuất hiện trong quần áo.

– Khi ở khu vực nhiều cỏ cây rậm rạp về, nên tắm ngay để loại bỏ bọ ve trên người (nếu có).

– Khi phát hiện có bọ chét trên người, nên loại bỏ càng sớm càng tốt. Có thể phủi đi hoặc dùng nhíp nhẹ nhàng gắp ra khỏi cơ thể. Không bóp hay nghiền nát ve trên da. Sau khi loại bỏ con vật trên da, tiến hành bôi thuốc sát trùng lên vùng da đã tiếp xúc với con bọ.

Trên đây là những thông khoa học về Lyme. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]