Theo WHO, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và chiếm tới 19% tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân thường gặp ở trẻ 6 tuổi. Chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian mắc bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ biến chứng để trẻ phục hồi nhanh hơn.
Bệnh viêm phổi ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi khiến các túi khí trong phổi chứa nhiều dịch, không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.
Với trẻ trên 5 tuổi, nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu là từ vi khuẩn. Trong đó, vi khuẩn phế cầu là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Loại vi khuẩn này lan truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.
Với trẻ dưới 5 tuổi, virus là yếu tố chính gây viêm phổi. Các loại virus gây viêm phổi phổ biến như: RSV, virus cúm, Adenovirus… thường sinh trưởng mạnh khi thời tiết giao mùa, tấn công và gây bệnh ở trẻ.
Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc viêm phổi ở trẻ.
Dấu hiệu mắc bệnh
Khi bị viêm phổi, trẻ thường có một số biểu hiện như:
– Sốt
– Ho
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
– …
Khi bệnh diễn tiến nặng, trẻ có các dấu hiệu:
– Sốt, mệt mỏi, li bì
– Khó thở, thở nhanh, thở rít, khò khè
– Chán ăn, bỏ bú
– Đau bụng, tức ngực
– Ho có đờm trắng rồi chuyển xanh
– Môi nhợt nhạt, da xanh xao
– Nôn trớ, tiêu chảy
– Vã mồ hôi, rét run
– …
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phổi có thể gây sốt hoặc không. Khi chuyển nặng, trẻ xuất hiện tình trạng hạ thân nhiệt và suy hô hấp nặng.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc
Với những trường hợp viêm phổi nhẹ, trẻ có thể được điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, ba mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc:
– Hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ dùng khăn ấm ẩm để chườm ấm cho con. Với trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ, cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của trẻ.
– Vỗ lưng để trẻ bài tiết đờm dễ hơn. Nên thực hiện vỗ lưng vào trước giờ ăn hoặc sau ăn khoảng 2 giờ lần lượt từ trái sang phải trong khoảng 3 – 5 phút. Không vỗ vào vùng dạ dày, xương sống, xương ức của trẻ.
– Hướng dẫn trẻ cách ho để giúp đường thở thông thoáng, tống bỏ chất xuất tiết ra khỏi cơ thể.
– Vệ sinh dịch mũi, miệng của trẻ sạch sẽ để giúp con dễ hô hấp hơn, tránh vi khuẩn xâm nhập.
– Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi; nơi ở thoáng mát, thông khí, không nằm dưới điều hòa hoặc nơi có gió lùa.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi chăm sóc trẻ, sát trùng tay trước và sau chăm sóc bé. Làm sạch đồ chơi, đồ dùng cá nhân của bé, tránh bụi bẩn, ẩm mốc.
Lưu ý trong chăm sóc
Trong quá trình tự chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, ba mẹ cần lưu ý:
– Tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.
– Cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu. Cho con ăn theo nhu cầu, không o ép. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh việc con bị nôn trớ.
– Cho trẻ nghỉ ngơi tối đa để đảm bảo sức khỏe.
– Sử dụng thuốc đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Không cho trẻ uống thuốc giảm ho.
– Không cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin hoặc các thuốc chứa aspirin.
– Nếu sau 2 ngày, bệnh không thuyên giảm, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện tái khám để được thay đổi thuốc phù hợp hoặc điều trị tích cực tại viện.
Khi nào cần đưa trẻ viêm phổi đến bệnh viện
Trẻ bị viêm phổi cần được nhập viện ngay nếu có những biểu hiện bất thường như:
– Ngực rút lõm
– Khó thở, thở mệt, thở rít khi nằm im, cánh mũi phập phồng
– Người tím tái
– Co giật, li bì, khó đánh thức
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ, viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của viêm phổi cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường. Vậy nên, ba mẹ không được chủ quan.
Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ với tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ lưu ý:
– Cho trẻ bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời. Xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
– Tạo môi trường sống sạch cho trẻ: Không khói thuốc, không ô nhiễm khói bụi…
– Tránh để trẻ tiếp xúc với đám đông, người có dấu hiệu viêm phổi, viêm đường hô hấp. Cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
– Tiêm phòng đầy đủ các mũi theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Hen phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tình trạng trẻ em mắc hen phế quản ở nước ta ngày một tăng cao. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này do đâu? Cách điều trị như nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau! Bệnh hen phế quản ở trẻ là gì? Hen phế quản hay còn có tên […]
Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]
Cảm cúm và cảm lạnh: Phân biệt như thế nào?
Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh lý có triệu chứng khá giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh thông qua các triệu chứng rất khó bởi hai loại bệnh có chung những dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát […]
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]