Buồng trứng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản và điều tiết hormone trong cơ thể của nữ giới. Buồng trứng bất thường có thể gây ra nguy cơ vô sinh – chị em cần cẩn trọng ngay!
Cấu tạo và vai trò của buồng trứng
Buồng trứng là tập hợp các tuyến nhỏ hình bầu dục nằm tại tử cung của nữ giới. Buồng trứng là nơi sản xuất và lưu trữ trứng, sản xuất hormone Estrogen và Progesterone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, mang thai cũng như sự phát triển các đặc điểm giới tính như sắc vóc, nang lông…
Cấu tạo
Cơ thể nữ giới có hai buồng trứng ở bên phải và bên trái của tử cung, phía trên thành chậu hông bé, sau vòi tử cung, dưới eo chậu trên. Khi chưa dậy thì, buồng trứng thường có bề mặt nhẵn, màu hồng nhạt. Khi dậy thì, bề mặt buồng trứng dần trở nên sần sùi do hàng tháng diễn ra tình trạng rụng trứng, vỏ buồng trứng rách, để lại sẹo. Đến tuổi mãn kinh, bề mặt buồng trứng lại trở nên nhẵn nhụi do hiện tượng rụng trứng không diễn ra nữa.
Buồng trứng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào số lần sinh nở. Với phụ nữ chưa sinh nở, buồng trứng thường nằm thẳng đứng ở trục dọc.
Cấu tạo của buồng trứng gồm 3 phần chính:
– Bề mặt được tạo thành từ lớp biểu mô hình khối – biểu mô mầm, bên dưới là nang mô có liên kết dày đặc.
– Vỏ được tạo thành từ mô liên kết với nhiều nang noãn. Mỗi nang noãn được bao quanh bởi một lớp tế bào nang và bên trong lại chứa một tế bào trứng.
– Tủy được tạo nên từ một lớp mô liên kết lỏng lẻo và mạng lưới mạch máu thần kinh.
Chức năng
Buồng trứng đóng nhiều vai trò quan trọng với cơ thể nữ giới:
– Sản xuất hormone Estrogen và Progesterone
– Giải phóng trứng để thụ tinh. Nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh sẽ được phân hủy, đẩy ra bên ngoài cùng niêm mạc tử cung để tạo thành kinh nguyệt.
Những bất thường ở buồng trứng có thể gây hiếm muộn
Buồng trứng bất thường có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh nở ở chị em, gây hiếm muộn. Trong đó, một số vấn đề chị em cần hết sức cẩn trọng như:
Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng có thể từ cấp tính đến mãn tính với biểu hiện nhẹ đến nặng.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
– Vệ sinh không đảm bảo, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt như: không thay băng vệ sinh thường xuyên, dùng tampon không phù hợp… khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây viêm nhiễm buồng trứng.
– Quan hệ tình dục không an toàn: Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau quan hệ; Quan hệ khi đang trong kỳ kinh; Quan hệ bừa bãi; Quan hệ trong môi trường không sạch sẽ…
– Sử dụng các dụng cụ phòng tránh thai; Phá thai nhiều lần, sau phá thai không chăm sóc vùng kín cẩn thận… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung…
Khi bị viêm buồng trứng, chị em có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
– Khí hư ra bất thường
– Thường xuyên xuất huyết âm đạo
– Đau bụng dưới, chướng bụng
– Đau vùng xương hông
– Kinh nguyệt vón cục, thất thường
Các biểu hiện thường không rõ rệt nên nhiều chị em không chú ý khi bị bệnh khiến tình trạng viêm buồng trứng dễ tiến triển, gây biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
U nang buồng trứng
Trong độ tuổi sinh sản, chị em có thể gặp phải các loại u nang buồng trứng như:
– U nang cơ năng
– U nang thực thể
– U nang nước
– U nang nhày
– U nang bì
– …
U nang thường phát triển chậm, ít gây triệu chứng và đa phần được phát hiện vô tình khi khám sức khỏe hoặc khi u đã lớn.
Phần lớn các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính. Tuy nhiên, có khoảng 5% u có thể phát triển thành ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nữ giới.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng có nhiều nang nhỏ, gây cản trợ khả năng thụ thai và có thể gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Buồng trứng đa nang thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố khi hormone sinh dục tăng cao, sản sinh quá mức hormone sinh dục nam trong khi thiếu hụt hormone sinh dục nữ và hormone giới tính duy trì thai của buồng trứng.
Đa nang buồng trứng thường gây ra các triệu chứng như:
– Kinh nguyệt thất thường
– Cân nặng tăng nhanh
– Rậm lông
– Nổi mụn trứng cá bất thường
– …
Khi bị đa nang buồng trứng, chị em cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như: đái tháo đường, béo phì, tim mạch, cao huyết áp…
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động sớm hơn bình thường (trước 40 tuổi).
Nguyên nhân của tình trạng này thường do:
– Di truyền
– Mắc bệnh tự miễn
– Nhiễm khuẩn
– Can thiệp phẫu thuật
– Ảnh hưởng của xạ trị, hóa chất
– …
Khi bị suy buồng trứng, chị em thường gặp các tình trạng như:
– Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
– Ham muốn tình dục suy giảm
– Rối loạn kinh nguyệt
– Khô âm đạo
– …
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm, thường có nguy cơ cao xuất hiện ở nhóm đối tượng như:
– Thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại
– Phụ nữ sau 40 tuổi
– Người bị mất cân bằng hormone
– Gia đình có thành viên mắc ung thư buồng trứng
– …
Ung thư buồng trứng thường đi kèm các dấu hiệu như:
– Bụng dưới khó chịu, to nhanh
– Đau lưng
– Sờ thấy khối u ở bụng
– Bụng có nước
– …
Lời khuyên bảo vệ sức khỏe sinh sản
Buồng trứng bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản nữ giới và chất lượng cuộc sống của chị em. Chủ động bảo vệ để phòng bệnh hiệu quả, chị em lưu ý:
– Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần.
– Sinh hoạt tình dục lành mạnh.
– Hạn chế thực phẩm không tốt như: đồ ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường…
– Tăng cường thực phẩm giàu omega3, sắt, vitamin C,E…
– Tập thể dục điều độ
– …
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, chị em liên hệ ngay tới DoLife để được tư vấn, hỗ trợ!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]