Basedow: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

10/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Basedow là căn bệnh khá nguy hiểm. Tỷ lệ người mắc bệnh này ở Việt Nam khá cao. Chiếm khoảng từ 10% đến 39% các bệnh liên quan đến bướu giáp hiện nay.

Bệnh Basedow là bệnh gì?

Bệnh Basedow là một dạng bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay

Basedow là căn bệnh có nguyên nhân do tuyến giáp phát triển quá mức. Kết hợp với phì đại bướu giáp lan tỏa. Khi cơ thể có những biến đổi bất thường làm rối loạn nội tiết tố, hormone giáp tiết ra quá nhiều gây ra bệnh này.

Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, người ở độ tuổi 20 – 40 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp nhiều lần so với nam giới. Hiện nay, bệnh được xếp vào nhóm bệnh tự miễn.

Nguyên nhân của bệnh Basedow

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Basedow vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh Basedow bắt nguồn là căn bệnh tự miễn. Cơ thể người tự tiết ra kháng thể chống lại chính nó. Cụ thể, trong bệnh Basedow, các kháng thể này tấn công và phá hủy tế bào tuyến giáp. Một số nguyên nhân được liệt kê như sau:

  • Yếu tố di truyền: Họ hàng của người mắc bệnh có nguy cơ và trong máu của họ tồn tại kháng thể kháng tế bào tuyến giáp.

    Di truyền là nguyên nhân chính gây bệnh Basedow

  • Yếu tố giới tính: Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh Basedow cao hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Thống kê cho thấy những người mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi 20 – 40.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây khởi phát đáp ứng miễn dịch của bệnh Basedow là:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là thời kỳ sau khi sinh.
  • Điều trị bằng thuốc lithium vì thuốc này làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
  • Ngừng điều trị corticoid.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Biểu hiện bệnh Basedow

Người bệnh có thể mắc Basedow khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:

1. Cường giáp (hội chứng nhiễm độc giáp)

  • Giảm cân là dấu hiệu thường gặp (giảm khoảng 3-20kg trong thời gian ngắn) dù vẫn ăn ngon miệng. Một số trường hợp lại tăng cân mất kiểm soát.
  • Thay đổi tính cách và khí sắc: cảm thấy lo lắng, dễ cáu gắt, nhạy cảm, khó tập trung, mệt mỏi, khó ngủ.
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt: cơn “bốc hỏa”; chảy mồ hôi nhiều ở ngực và bàn tay (dấu hiệu bàn tay Basedow), sợ nóng, thường xuyên cảm thấy khát và uống nhiều nước.
  • Tim mạch: hồi hộp, đánh trống ngực, ngạt thở, đau vùng trước tim.
  • Rối loạn tiêu hóa: tăng số lần đi tiêu, kết cấu phân nát do tăng nhu động ruột (ở khoảng 20% bệnh nhân Basedow).
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.

2. Bướu giáp lan tỏa

Bướu giáp thường gặp ở khoảng 80% người bệnh Basedow. Bướu thường ở mức độ II, lan tỏa, mật độ mềm/chắc, chuyển động khi nuốt. Basedow là dạng bướu mạch nên có thể sờ và nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Đôi khi bướu nhỏ hoặc chìm sâu vào trung thất.

Kích thước bướu Basedow có thể thay đổi sau khi điều trị, dễ nhận ra ở người bệnh mới mắc bệnh.

Khi bệnh tiến triển kèm theo khối u phát triển, những dấu hiệu dễ nhận thấy như: sờ thấy có một khối u ở giữa cổ, có ranh giới rõ ràng, không dính vào da, không đau, di động theo nhịp nuốt, khi bướu cổ quá to có thể gây nên tình trạng chèn ép khó chịu.

3. Bệnh mắt nội tiết 

Biểu hiện mắt lồi thường gặp ở bệnh nhân nữ. Thường gặp trong khoảng 40 – 60% các bệnh nhân bướu Basedow. Bướu Basedow là bệnh tự miễn. Nó có liên quan đến tình trạng rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch. Do đó khi mắc bệnh này, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể tấn công các mô và cơ xung quanh vùng mắt. Gây ra các vấn đề về mắt. 

Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên khi bệnh xuất hiện biến chứng ở mắt có thể xuất hiện trước hoặc sau 6 tháng mắc bệnh Basedow. Những dấu hiệu ban đầu có thể bao gồm: 

  • Cảm giác chói mắt
  • Khô dịch mắt
  • Cộm như có bụi trong mắt
  • Đau nhức trong hốc mắt
  • Chảy nước mắt… 

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh cảm thấy khó khăn khi cử động mắt hoặc nhắm mắt, chớp mắt, lồi mắt, mù lòa…

Lồi mắt là một biến chứng điển hình của bệnh Basedow

4. Phù niêm mạc

Biểu hiện là da dày lên không thể véo da lên được. Đặc biệt ở phần thấp xương chày do sự tích lũy các chất Glycosaminoglycan. Đôi khi xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và có thể lan tới cả bàn chân. Da sần sùi, có màu nâu vàng hoặc tím đỏ.

Điều trị Basedow như thế nào?

Với sự tiến bộ của y học, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh Basedow. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, kinh nghiệm của bác sĩ và mức độ tuân thủ của bệnh nhân mà sẽ có các phương án điều trị khác nhau được cân nhắc phù hợp.

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Đây là phương án bảo tồn, tương đối tốn kém và đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối của bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều đáp ứng với phương án dùng thuốc. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc thì bệnh rất dễ tái lại.
  • Điều trị bằng iod phóng xạ: Dùng iod 131 tập trung tại tuyến giáp để phá hủy nhu mô tuyến giáp tại chỗ. Đây là phương pháp điều trị được chọn lựa do hiệu quả cao, kinh tế và không có phản ứng phụ nghiêm trọng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp gần toàn phần: Phẫu thuật được tiến hành trong các trường hợp: bệnh tái phát sau nhiều lần điều trị, tuyến giáp quá lớn hoặc cường giáp ở phụ nữ có thai đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc.

Bệnh Basedow là căn bệnh để lại hậu quả nặng nề nếu như không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có dấu hiệu sớm của bệnh, hãy đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán. Liên hệ ngay 1900 1984 để nhận được tư vấn và đặt lịch thăm khám ngay.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]