Bướu giáp lan tỏa lành tính: Nguyên nhân và cách điều trị

12/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bướu giáp lan tỏa lành tính là một dạng của bướu giáp lan tỏa, không nguy hại trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.

Thông tin chung về bướu giáp lan tỏa

Bướu giáp (bướu cổ) là tình trạng phì đại vùng tuyến giáp ở cổ. Khi bị bướu giáp, tuyến giáp có thể không hoạt động hoặc vẫn hoạt động bình thường.

Bướu giáp lan tỏa là gì?

Bướu giáp lan tỏa là tình trạng bướu giáp to đều ra cả hai bên. Đa phần các trường hợp bướu giáp lan tỏa là lành tính và không gây hại tới tính mạng. Tuy vậy, nếu không theo dõi, thăm khám thường xuyên, bướu giáp lan tỏa vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe như: mờ mắt, lồi mắt, loạn nhịp tim…

Phân loại bướu giáp lan tỏa

Bướu giáp lan tỏa được chia thành hai loại chính là bướu giáp lan tỏa không độc (lành tính) và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc.

– Bướu giáp lan tỏa lành tính (không độc)

Tình trạng này xảy ra khi hormone tuyến giáp không sản xuất đủ và tuyến yên trong não sẽ thúc đẩy sản sinh hormone để thích thích tuyến giáp gọi là TSH. Lượng TSH quá nhiều gây ra phình tuyến giáp.

Với bướu giáp lan tỏa không độc, chức năng tuyến giáp không bị thay đổi dù tuyến giáp phình đại hoặc có thể phát triển cục bộ. Đa phần loại bướu giáp này là lành tính và không gây ra bệnh lý. Hoặc một số trường hợp có thể tiến triển theo thời gian thành bệnh cường giáp, suy giáp ung thư…

– Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc (Basedow)

Đây là bệnh cường giáp kết hợp cùng bướu phì đại lan tỏa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này do tăng tiết hormon giáp, bên cạnh đó có thể do di truyền, nhiễm khuẩn, tổn thương tinh thần. 

Tùy vào độ tuổi mà bướu giáp lan tỏa nhiễm độc có biểu hiện bệnh khác nhau:

+ Trẻ em và người trưởng thành: tuyến giáp to, nhức đầu, hay quên, mất tập trung, sinh dục không phát triển, một số trường hợp bị nhiễm độc giáp cấp…

+ Người lớn tuổi: tuyến giáp to vừa phải, bướu giáp vừa lan tỏa vừa thành nhân,  suy tim, rối loạn tim mạch, đau vùng trước tim…

Để chẩn đoán bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm gồm: xét nghiệm máy, chụp X-quang. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bướu giáp lan tỏa lành tính

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh bướu giáp lan tỏa chính là sự thiếu hụt iot của cơ thể. Sự thiếu hụt này có thể do sự bất thường của nguồn cung hoặc do quá trình chuyển hóa iot bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó có một số yếu tố khác như:

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

– Suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

– Di truyền

Cách điều trị bướu giáp lan tỏa lành tính

Điều trị bướu giáp lan tỏa lành tính

Với bướu giáp lan tỏa lành tính, kích thước nhỏ, không có triệu chứng, người bệnh không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người mắc loại bướu giáp này vẫn phải theo dõi định kỳ bởi bác sĩ để tránh các diễn tiến gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Với trường hợp bướu giáp lan tỏa lành tính có kích thước lớn gây chèn ép lên khí quản, thực quản, ảnh hưởng tới việc nuốt, thở… bệnh nhân được điều trị bằng Levothyroxin liều ức chế TSH để thu nhỏ bướu giáp. 

Tùy vào tình trạng bệnh lý, bệnh nhân được chỉ định phác đồ phù hợp
Tùy vào tình trạng bệnh lý, bệnh nhân được chỉ định phác đồ phù hợp

Điều trị bướu giáp lan tỏa nhiễm độc

Với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý, người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ phù hợp. Trong đó, một số phương pháp phổ biến gồm:

– Dùng thuốc kháng giáp

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tuyến giáp và Hiệp hội Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ, bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc thường ưu tiên chỉ định thiamazole và propylthiouracil. Trong đó, phổ biến hơn là thiamazole. 

Nguy cơ tái phát khi sử dụng thuốc có thể là 50 – 55% và thường xảy ra vào năm đầu tiên sau khi bệnh nhân ngưng điều trị. 

Một số tiên lượng xấu người bệnh có thể gặp phải như: bướu cổ lớn, cường giáp nặng..

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng thuốc như: nhiễm độc gan, mất bạch cầu hạt, viêm mạch…

Sử dụng i-ốt phóng xạ

Đây là phương pháp phổ biến trong việc điều trị bướu giáp lan tỏa nhiễm độc bởi sự an toàn và hiệu quả cao. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng i-ốt phóng xạ cho người bệnh sử dụng sao cho phù hợp ở dạng lỏng hoặc viên nang. 

Để việc hấp thu i-ốt phóng xạ đạt hiệu quả cao, người bệnh phải dừng mọi loại thuốc có chứa i-ốt và áp dụng chế độ ăn hạn chế i-ốt khi điều trị.

Phương pháp này không được sử dụng với người bệnh đang mang thai, đang cho con bú hay nhiễm độc tuyến giáp nặng không kiểm soát.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp cho hiệu quả điều trị thành công nhất với bướu cổ lan tỏa nhiễm độc. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc đến các các yếu tố nguy cơ như: suy tuyến giáp, liệt dây thần kinh thanh quản gây khàn giọng, câm, sẹo mổ…

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi việc dùng thuốc kháng giáp và i-ốt phóng xạ không có hiệu quả.

Cách phòng ngừa bướu giáp lan tỏa

Kiểm soát chế độ ăn uống với dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò quan trọng không chỉ với việc phòng ngừa bướu giáp lan tỏa mà còn với nhiều bệnh lý phổ biến khác như: tim mạch, tiểu đường, thận, huyết áp… 

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần cung cấp cho cơ thể lượng i-ốt phù hợp.

Bên cạnh đó, người bị bướu giáp lan tỏa lành tính cũng cần tăng cường rau củ và các loại thực phẩm giàu i-ốt như: hải sản, rong biển, cà rốt, khoai lang, trái cây họ cam… trong chế độ ăn hàng ngày.

Người bị bướu giáp nhiễm độc nên chú trọng tới:

– Các loại thực phẩm giàu kẽm, đạm, canxi, vitamin E, vitamin A… 

– Ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

– Không ăn các loại thịt đỏ như: thịt trâu, thịt bò, thịt cừu…

– Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích.

Trên đây là những thông khoa học về bướu giáp lan tỏa lành tính. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]