Khám tổng quát gồm những gì? Ai nên khám tổng quát?

23/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khám tổng quát là giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.  Khám sức khỏe định kỳ giúp đánh giá kịp thời tình trạng sức khỏe chung, ngăn chặn cơ hội tấn công và tiến triển của mầm mống bệnh trong cơ thể.

Khám tổng quát gồm những gì?
Khám tổng quát gồm những gì?

Khám tổng quát gồm những gì?

Khám tổng quát (kiểm tra sức khỏe tổng quát) là quá trình thăm khám toàn diện các cơ quan trong cơ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe. Khám tổng quát giúp phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư…

Nhờ việc sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe (nếu có), khám tổng quát mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người dân:

– Chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

– Phát hiện bệnh lý, can thiệp sớm. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế biến chứng, tiết kiệm chi phí thăm khám, điều trị.

– Được bác sĩ tư vấn, hạn chế rủi ro về sức khỏe trong tương lai.

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc (theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe) gồm: Khám lâm sàng, Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng

Khi khám lâm sàng, người khám sức khỏe sẽ được thăm khám qua 3 bước:

Bước 1: Đo chỉ số sinh tồn

Người khám sức khỏe được kiểm tra thể lực: đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, kiểm tra mạch, đo BMI…

Bước 2: Khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện bệnh lý: Hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, thận – tiết niệu…

Bước 3: Khám chuyên khoa

Người khám sức khỏe khám các chuyên khoa: Khám Mắt, Khám Tai Mũi Họng, Khám Nha khoa, Da liễu, Phụ khoa (với phụ nữ)

Khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh
Khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh

Xét nghiệm

Người tham gia khám được thực hiện các xét nghiệm cơ bản:

– Xét nghiệm máu

+ Xét nghiệm công thức máu

    Để xác định số lượng, tỷ lệ thành phần trong máu từ đó đánh giá tình trạng sức khỏe: có bị nhiễm trùng, thiếu máu hay không, chức năng máu có bình thường không, đo đường huyết…

+ Xét nghiệm sinh hóa máu

    Để xác định các thông số quan trọng: ure, đường máu, creatinin, men gan AST, ALT… để đánh giá chức năng gan, thận, chẩn đoán đái tháo đường…

– Xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh lý về thận, tiểu đường…

Chẩn đoán hình ảnh

Người khám sức khỏe được thực hiện chụp X-quang tim phổi để phát hiện sớm tổn thương ở phổi và các vấn đề liên quan đến lồng ngực, tim. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp phim X-quang các vị trí khác (nếu cần) để xác định rõ vấn đề sức khỏe của người tham gia khám.

Trên đây là danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, tùy theo yếu tố nguy cơ và độ tuổi, người khám sức khỏe có thể lựa chọn gói khám mở rộng các chuyên khoa: ung bướu, lão khoa, phụ khoa, nam khoa… Cùng với đó, trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ (chụp MRI), chụp CT-Scanner, chụp phim ngực, chụp phim tim, siêu âm bụng…

Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát là quá trình đơn giản. Tuy nhiên, người tham gia khám tổng quát cần lưu ý:

– Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác:

+ Nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi khám

+ Có thể uống nước lọc. Không uống các loại nước có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cafe…

– Với siêu âm bụng, người khám sức khỏe cần uống nhiều nước, nhịn tiểu cho đến khi siêu âm xong. Việc này giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, từ cung và hai buồng trứng (nữ)/ tuyến tiền liệt và túi tinh (nam).

– Với nội soi dạ dày, cần nhịn ăn sáng để bác sĩ quan sát dạ dày tốt hơn

– Với khám phụ khoa:

+ Không khám nếu đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang có thai

+ Tránh quan hệ trước ngày khám

+ Trước khi khám đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

– Phụ nữ mang thai không chụp X-quang. Vì theo nghiên cứu, tia X-quang có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tại sao cần khám tổng quát?

Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để tầm soát sức khỏe hiệu quả. Bởi lẽ, sức khỏe con người có những thay đổi đáng kể sau 6 tháng. Bệnh lý có thể phát sinh bất cứ lúc nào.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp:

– Phát hiện bệnh sớm, can thiệp bệnh kịp thời. Điều này giúp bác sĩ có hướng điều trị tích cực, hiệu quả, toàn diện cho người bệnh.

– Tầm soát sớm những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư, tim mạch, bệnh chuyển hóa.

– Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

   Khám sức khỏe định kỳ không những không tốn thời gian. Ngược lại, kiểm tra định kỳ giúp bạn tiết kiệm thời gian điều trị nếu không may mắc bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tiết kiệm được đáng kể chi phí điều trị.

– Được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc, tư vấn tập luyện… giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Ai nên khám tổng quát

Mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể có những thay đổi và cần chế độ chăm sóc phù hợp riêng. Mọi người dân đều nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, không phân biệt độ tuổi, ngành nghề. Từ 18 tuổi là độ tuổi phù hợp để mỗi cá nhân thực hiện khám tổng quát định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần. Tùy theo từng giai đoạn, độ tuổi mà người khám sức khỏe tổng quát khám trọng tâm các vấn đề phù hợp.

Khám tổng quát là giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, Quý khách hàng được:

– Tư vấn gói khám sức khỏe phù hợp với nguyện vọng, tình trạng sức khỏe.

– Được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành

– Trải nghiệm hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu.

– Gói khám thiết kế khoa học, đầy đủ các danh mục khám

– Chăm sóc tận tâm

Liên hệ với DoLife để nhận tư vấn gói khám tổng quát chi tiết ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]