Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

24/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ung thư máu là bệnh gì?

Ung thư máu là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Căn bệnh này khiến các tế bào hồng cầu bị suy giảm hoặc bị triệt tiêu. Khi lượng hồng cầu bị suy giảm, các tế bào ung thư gia tăng sẽ gây cản trở quá trình tạo và lưu thông máu trong cơ thể. Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể lấy đi tính  mạng của người mắc phải.

Ung thư máu được chia thành 3 dạng chính:

Bệnh bạch cầu

Máu trắng là tên gọi khác của căn bệnh này. Đặc điểm của bệnh đó là các tế bào bạch cầu tăng với số lượng đột biến. Từ đó gây tắc nghẽn tủy xương – cơ quan sản sinh hồng cầu. 

Đồng thời, khi tế bào bạch cầu gia tăng quá nhanh sẽ khiến thiếu hụt thức ăn. Lúc này chúng sẽ “ăn” các tế bào hồng cầu. Từ đó gây nên hiện tượng suy giảm hồng cầu trong cơ thể.

Trên phương diện y học, bệnh bạch cầu được chia thành 4 loại, gồm:

  • Bạch cầu cấp dòng lympho
  • Bạch cầu cấp dòng tủy
  • Bạch cầu mạn dòng lympho
  • Bạch cầu mạn dòng tủy.
Máu của người bình thường và máu của người bị bệnh bạch cầu
Máu của người bình thường và máu của người bị bệnh bạch cầu

Lymphoma

Đây là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Lymphoma là dạng ung thư máu phổ biến nhất với tỷ lệ 46% và thường gặp ở người trẻ dưới 25 tuổi.

Đa u tủy

Đây là một ung thư máu liên quan tới các tế bào plasma. Các tế bào này phát triển nhanh chóng trong tủy xương sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bệnh đa u tủy thường gặp ở người trên 60 tuổi. Rất hiếm gặp căn bệnh này ở trẻ em. Đồng thời, nam giới cũng được đánh giá là có nguy cơ mắc đa u tủy cao hơn nữ giới.

Ai cần tầm soát ung thư máu?

Ung thư máu là căn bệnh tiến triển âm thầm. Khi xuất hiện những biểu hiện cụ thể thì lúc đó bệnh đã trở nặng. Lúc này khả năng cứu chữa là rất mong manh. Vì vậy, căn bệnh này cần được tầm soát định kỳ. Đặc biệt là những người thuộc 2 nhóm sau:

Nhóm có nguy cơ mắc ung thư máu

3 yếu tố hàng đầu dẫn tới bệnh ung thư máu gồm: Yếu tố di truyền, phóng xạ và môi trường ôi nhiễm. Vì vậy, hãy chủ động tầm soát ung thư máu nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng:

  • Người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư máu
  • Người mắc bệnh Down bẩm sinh, rối loạn máu
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bức xạ hoặc hóa chất độc hại mà điển hình là benzen.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, bao gồm cả người hút thuốc thụ động.

Có các triệu chứng cảnh báo ung thư máu

Các biểu hiện của bệnh ung thư máu
Các biểu hiện của bệnh ung thư máu

Khi xuất hiện những biểu hiện dưới đây, rất có thể bạn đã mắc ung thư máu. Và lúc này căn bệnh có thể đã chuyển nặng. Hãy thực hiện tầm soát ngay:

  • Đốm đỏ: Các đốm đỏ hoặc tím trên da có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
  • Nhức đầu: Sự suy thoái lượng máu đưa lên não khiến não bộ không được cung cấp đủ oxy và gây đau đầu.
  • Đau xương: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư máu.
  • Sưng hạch bạch huyết: Khi các tế bào bạch huyết mất dần khả năng miễn dịch có thể gây ra tình trạng nổi hạch dưới da và không gây đau.
  • Xanh xao, mệt mỏi: Người mắc ung thư máu sẽ có biểu hiện người mệt mỏi, xanh xao vì hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể.
  • Chảy máu cam: Đây có thể là hệ quả của việc giảm lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
  • Thường xuyên sốt cao: Bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm khả năng miễn dịch. Do đó, người bệnh thường bị sốt cao, vết thương nhiễm trùng khó lành.
  • Đau bụng: Đây là triệu chứng khi bệnh đã nặng bệnh đã vào giai đoạn khó khống chế.

Những phương pháp tầm soát ung thư máu phổ biến

Hiện nay căn bệnh ung thư máu có thể phát hiện sớm thông qua những phương pháp sau:

Xét nghiệm máu: 

Đây là phương pháp xét nghiệm không quá phức tạp và quy trình thực hiện cũng tương tự như khi bạn khám sức khỏe thông thường. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá về tỷ lệ và chất lượng của các tế bào máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn có thể quan sát được tế bào ung thư máu ngoại vi.

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán ung thư máu
Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán ung thư máu

Sinh thiết: 

Sinh thiết được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm để lấy mẫu tủy xương hoặc hạch bạch huyết. Sau đó Bác sĩ sẽ kiểm tra các bất thường do ung thư máu gây ra. Phương pháp này thực hiện khá nhanh. Tuy nhiên nó có thể gây cảm giác đau trong quá trình tiến hành. Vì vậy nên người bệnh sẽ được gây tê trước khi sinh thiết

Ngoài hai phương pháp trên, một số chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để kiểm tra nguy cơ ung thư máu bao gồm:

  • Chụp MRI
  • Chụp CT
  • Chụp PET
  • X-quang
  • Siêu âm

Chi phí tầm soát ung thư máu

Không có một chi phí cụ thể cho dịch vụ tầm soát ung thư máu. Bởi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp tầm soát khác nhau. Nhìn chung, chi phí tầm soát ung thư phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Dạng ung thư mà bệnh nhân mắc phải
  • Số lượng xét nghiệm cần thực hiện
  • Loại xét nghiệm cần thực hiện
  • Quy định giá dịch vụ của cơ sở Y tế

Trên đây là những thông tin về tầm soát ung thư máu. Nếu còn những thắc mắc, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]