Xét nghiệm sau khi thai chết lưu cần làm

30/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Hiện tượng thai chết lưu là nỗi ám ảnh của rất nhiều cặp vợ chồng. Nếu như muốn mang thai, các cặp vợ chồng cần chú ý đến những xét nghiệm quan trọng sau khi thai chết lưu. Vậy đâu là xét nghiệm sau khi thai chết lưu bắt buộc cần phải thực hiện, cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu thế nào là hiện tượng thai chết lưu? 

Thai chết lưu là tình trạng thai bị mất trước hoặc trong khi sinh. Thông thường, thai chết lưu thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau giai đoạn mang thai.

Sau khi thai lưu bị lấy ra ngoài, cơ thể của mẹ cần khoảng thời gian để phục hồi về sức khỏe và tinh thần. Thai lưu càng lớn thì sẽ càng đòi hỏi thời gian phục hồi lâu. Trung bình thời gian phục hồi sẽ mất khoảng 2 tuần tới 1 tháng tùy cơ địa. Nếu muốn mang thai lần sau, mẹ phải đảm bảo sức khỏe đã ổn định, tinh thần thoải mái hơn.

Thai chết lưu là tình trạng thai bị mất trước hoặc trong khi sinh.
Thai chết lưu là tình trạng thai bị mất trước hoặc trong khi sinh.

Những xét nghiệm sau khi thai chết lưu bắt buộc cần thực hiện 

Trước khi muốn mang thai lại, hai vợ chồng nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân khiến thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử trí phù hợp để hạn chế nguy cơ thai lưu trong những lần mang thai tiếp theo.

Thông thường, nguyên nhân lưu thai thường là do những bất thường về di truyền. Bên cạnh đó, mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, tim mạch cũng mang nguy cơ lưu thai cao.

Để kiểm tra những nguyên nhân cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra, bác sĩ tiến hành một số xét nghiệm quan trọng trước khi mang thai:

– Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể nhằm phát hiện bất thường về di truyền giữa vợ và chồng.

– Xét nghiệm hội chứng Antiphospholipid (đây là một trong những nguyên nhân khiến thai chết lưu).

Siêu âm ổ bụng để phát hiện các dị tật trong các bộ phận ở cơ quan sinh sản.

– Xét nghiệm nội tiết tố đối với nữ giới.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng của nam giới có bất thường hay không, thường là với nam giới trên 40 tuổi.

– Xét nghiệm yếu tố Rh trong máu nhằm xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể là một trong những xét nghiệm sau khi thai chết lưu vô cùng quan trọng.
Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể là một trong những xét nghiệm sau khi thai chết lưu vô cùng quan trọng.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc sản phụ bị lưu thai 

Lưu ý, với một số trường hợp lưu thai vẫn còn trong màng bọc ối bảo vệ, lúc này, sản phụ sẽ tạm thời không bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi màng ối bị vỡ sớm, vi khuẩn sẽ tràn vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc lưu thai quá lâu dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu ở mẹ. Do đó, thời gian tốt nhất để đưa thai chết lưu ra ngoài là trong vòng 2 ngày. Sau khi mẹ trải qua cú sốc về tinh thần và tâm lý, người chồng và gia đình cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc sản phụ bị lưu thai, bao gồm:

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ 

Thai lưu là tổn thất lớn đối với cơ thể, có thể gây ảnh hưởng đến cả khả năng mang thai sau này. Bởi không chỉ gây mất máu, thai lưu còn dẫn tới nhiều áp lực với các cơ quan trong cơ thể. Do đó, gia đình cần chú ý về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc sản phụ lưu thai.

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo có đầy đủ các nhóm dưỡng chất như protein, vitamin hay muối vô cơ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm sắt để đề phòng bệnh thiếu máu. Chú ý lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

Những lưu ý về mặt tâm lý 

Chăm sóc mẹ bị lưu thai cần đặc biệt cẩn trọng bởi phụ nữ sẽ bị chấn thương mạnh về tâm lý như cảm giác mất mát, tội lỗi, buồn chán. Để giúp mẹ cân bằng lại trạng thái tinh thần, gia đình và người chồng nên trò chuyện, tâm sự cùng mẹ. Ngoài ra, bản thân mẹ cũng nên dành thời gian cho bản thân với những hoạt động giải trí yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, mua sắm, đi du lịch…

Những lưu ý về kế hoạch mang thai ở lần tiếp theo 

Sau khi thai lưu, cơ thể của người phụ nữ phải chịu những thương tổn nhất định. Tuy nhiên, do tâm lý mất mát nên nhiều mẹ bầu thường có mong muốn có thai sớm.

Theo chuyên gia, sau khi lưu thai, cơ thể mẹ sẽ cần một khoảng thời gian để phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là khoảng từ 3 đến 6 tháng sau khi lấy thai lưu. Bởi lúc đó, tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản đã tái tạo lại được như lúc đầu.

Một số lưu ý quan trọng khi mang thai lại sau khi lưu thai 

Các chị em chú ý, sau khi thai lưu, để cơ thể có thể mau chóng phục hồi sức khỏe đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

– Đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày: Sau mỗi lần đi vệ sinh, mẹ chỉ nên rửa vùng kín bằng nước sạch, hạn chế sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng xịt thẳng vào âm đạo bởi rất dễ gây viêm nhiễm.

– Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Hạn chế bổ sung thực phẩm quá cay, quá nóng hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ.

– Bổ sung thêm nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin, protein, canxi, sắt…

– Nên kiểm tra cân nặng để tạo điều kiện lý tưởng nhất trước khi thụ thai, chỉ số BMI lý tưởng nhất dao động trong khoảng từ 22 đến 24.

– Khi mang thai cần phải kiêng lạnh, không được làm việc nặng nhọc, cần hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như: Chảy máu, đau bụng hay sốt cao.

– Xem xét kỹ lưỡng các yếu tố nguyên nhân sảy thai như: Rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh lý di truyền, tiểu đường, tuyến giáp, các dị tật bẩm sinh, nạo phá thai nhiều lần…

Mẹ chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mẹ chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm được các xét nghiệm sau khi lưu thai bắt buộc phải thực hiện. Đừng quên giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc bản thân tốt hơn đồng thời bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai kế tiếp.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]