Vòng tránh thai iud và những điều nhất định phải biết

17/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Vòng tránh thai IUD không chỉ được biết đến là phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả hàng đầu mà còn có tác dụng hữu hiệu trong việc bảo vệ nội mạc tử cung. Đâu là những lưu ý chị em nhất định phải biết khi áp dụng phương pháp này?

Vòng tránh thai IUD là gì?

Vòng tránh thai là lựa chọn tối ưu cho phụ nữ khi tìm kiếm phương pháp tránh thai hiệu quả cao, an toàn và lâu dài. Đặc biệt, đặt vòng tránh thai phù hợp với cả các trường hợp chị em không thể sử dụng các phương pháp nội tiết như thuốc tránh thai.

Cần lưu ý rằng, vòng tránh thai không có tác dụng bảo vệ người dùng khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Thông tin cơ bản về vòng tránh thai IUD

Vòng tránh thai IUD (Intrauterine Device) là dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa dẻo hoặc đồng, hình chữ T được đặt vào tử cung của phụ nữ với tác dụng tránh thai. Tùy thuộc vào loại  vòng được sử dụng mà vòng IUD có thể có tác dụng từ 3 – 10 năm.

Thông thường, vòng đồng có thể giữ được trong khoảng 7 – 10 năm. Còn vòng bằng nhựa (vòng hormone) có thể giữ được trong khoảng 3 – 5 năm. 

Mọi phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản đều có thể sử dụng vòng IUD. Phụ nữ sau sinh thường có thể đặt vòng sau 6 tuần, còn với sinh mổ là sau 3 tháng.

Nguyên lý hoạt động của vòng tránh thai IUD

Tác dụng của vòng tránh thai có thể trông thấy dễ dàng. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của IUD. 

Vòng IUD hoạt động theo nguyên lý ngăn chặn tinh trùng và trứng thụ tinh trong tử cung của cơ thể phụ nữ. Nguyên lý hoạt động của vòng đồng và vòng nội tiết có sự khác biệt nhất định.

– Vòng đồng gồm các dây đồng xoắn quanh thân vòng. Ion đồng trên vòng có nhiệm vụ làm tổn thương và chặn sự di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, đồng cũng giúp tăng sản xuất chất bảo vệ bề mặt tử cung, hạn chế sự sinh trưởng của tế bào trứng. Khi tinh trùng và trứng không gặp nhau, sự thụ tinh và mang thai sẽ không diễn ra.

– Vòng tránh thai nội tiết có chứa hormone progesterone hoặc levonorgestrel (tương tự progesterone). Tác dụng của hormone này là khiến dịch âm đạo và dịch cổ tử cung đặc hơn, cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung. Cùng với đó, sự xuất hiện của hormone này  khiến việc tạo niêm mạc trong tử cung bị ảnh hưởng, giảm sự phát triển tế bào trứng, cản trở sự mang thai.

Về cơ bản, nguyên lý của hai loại vòng này khá tương đồng. Tuy nhiên, vòng đồng vừa giúp ngăn cản trứng vừa có tác dụng tiêu diệt tình trùng. còn vòng chứa hormone thì gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của trứng và tinh trùng.

Có 2 loại vòng tránh thai phổ biến
Có 2 loại vòng tránh thai phổ biến

Thời điểm đặt vòng tránh thai IUD tốt nhất là khi nào?

Theo thống kê, tỉ lệ thất bại hàng năm của phương pháp đặt vòng tránh thai là dưới 1%. Bởi vậy có thể nói, đặt vòng tránh thai IUD là một trong phương pháp tránh thai đáng tin cậy hàng đầu. Hiệu quả của hình thức này không thua kém gì việc triệt sản. Tuy nhiên, đặt vòng lại có ưu điểm nổi bật là có thể có khả năng sinh sản trở lại ngay sau khi tháo vòng.

Tùy thuộc vào loại vòng tránh thai mà thời điểm đặt vòng phù hợp có thể khác nhau. Thông thường, việc đặt vòng IUD có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên thực hiện đặt vòng khi

– Với vòng nội tiết

Đặt trong 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

– Với vòng đồng

Có thể đặt vào bất kỳ thời điểm nào. Hiệu quả đặt vòng sẽ cao hơn nếu đặt trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Để đảm bảo sự an toàn tối đa cùng hiệu quả tránh thai tối ưu, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định thời gian đặt vòng phù hợp.

Một số trường hợp chống chỉ định thực hiện đặt vòng tránh thai IUD cần lưu ý:

– Rong kinh, rong huyết, máu kinh nhiều.

– Đau bụng kinh dữ dội, rong huyết không rõ nguyên nhân.

– Đang mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung.

– Mắc một số bệnh lý như: phổi mạn tính, ung thư, tim mạch, suy thận..

– Nghi ngờ có thai.

Những điều cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai IUD

Đặt vòng tránh thai IUD dù luôn được biết đến là phương pháp tránh thai hàng đầu. Tuy nhiên, để việc đặt vòng được an toàn cho sức khỏe, chị em cũng nên lưu ý một số điểm đặc biệt:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về độ phù hợp của vòng tránh thai IUD với cơ thể của mình. Thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe, đặc biệt là việc mắc các bệnh lý phụ khoa của bản thân để đảm bảo an toàn khi tiến hành đặt vòng.

– Chọn thời gian đặt vòng phù hợp (nên tham khảo ý kiến chuyên gia).

– Cảnh giác khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, đặc biệt là ngay sau khi đặt vòng. Một số biểu hiện cần lưu ý: đau bụng, chảy nhiều máu…

– Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian đầu sau đặt vòng để giảm đau và tránh nguy cơ lệch vị trí vòng.

– Kiểm tra vòng tránh thai định kỳ: kiểm tra lần đầu vào 4 tuần sau khi đi và định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần cho các lần tiếp theo. Việc này giúp đảm bảo rằng vòng tránh thai vẫn đang hoạt động hiệu quả và được đặt đúng vị trí cần thiết.

– Kết hợp cùng các biện pháp tránh thai khác như: sử dụng bao cao su… để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Vòng tránh thai có thể có tác dụng lên tới 10 năm
Vòng tránh thai có thể có tác dụng lên tới 10 năm

Hướng dẫn cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà

Dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng việc tụt vòng tránh thai cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ sau khi đặt vòng. 

Để kiểm tra xem vòng tránh thai có bị tụt ra ngoài không, chị em có thể tự kiểm tra bằng cách đặt tay vào âm đạo rồi cảm nhận vị trí và độ dài của dây so với thời điểm ban đầu mới đặt:

– Dây dài hoặc ngắn hơn so với ban đầu: Vòng đã bị lệch.

– Không sờ thấy dây: Có thể dây đã bị khỏi vị trí đặt.

– Sờ thấy dây nhưng dây bị đứt: Đây là dấu hiệu bất thường, chị em cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay.

Lưu ý khi kiểm tra:

– Vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ để tránh nguy cơ đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào âm đạo.

– Lưu ý các dấu hiệu bất thường để sớm có phương pháp xử lý kịp thời.

Hi vọng với những thông tin bài viết cung cấp, chị em đã có thêm kiến thức về việc đặt vòng tránh thai IUD. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]