Trường hợp nào bắt buộc phải sinh mổ?

09/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sinh thường luôn là phương pháp sinh được các bác sĩ sản khoa khuyến khích mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, mẹ bầu buộc phải sinh mổ. Vậy đó là những trường hợp nào?

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật mổ lấy thai. Thông qua một vết mổ ở thành tử cung để đưa thai nhi, nhau và màng ối ra ngoài (không bao gồm việc mổ lấy thai trong trường hợp vỡ tử cung).

Tùy theo từng điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ tiến hành rạch vết rạch dọc hoặc là vết rạch ngang để mổ lấy thai. Thường vết rạch ngang là phổ biến do nó mau lành và ít chảy máu hơn.

Tỷ lệ sinh mổ có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở các nước phát triển

Ưu nhược điểm của phương pháp sinh mổ

Ưu điểm

– Mẹ sẽ không phải chịu cơn đau chuyển dạ. Chỉ sau 30 phút lên bàn sinh là mẹ bầu có thể nhìn thấy con mình.

– Mẹ có thể sinh đúng như kế hoạch đã định, không phải thấp thỏm chờ đợi.

– Sản phụ và gia đình có thể lên kế hoạch trước, chủ động về thời gian và tâm lý tốt.

– Sinh mổ giúp em bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương. Đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn.

– Trong những trường hợp nguy cơ cao của mẹ và bé thì chọn sinh mổ an toàn cho mẹ và bé hơn.

– Khi có sự cố xảy ra dễ khắc phục hơn. Đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm. Vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ nhanh chóng.

Nhược điểm

– Sinh mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến có thể ảnh hưởng đến tính mạng: Những tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.

– Sinh mổ nguy cơ mất máu nhiều hơn sinh thường. Điều này làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

– Tử cung có sẹo mổ sẽ ảnh hưởng lên lần mang thai sau và có thể gây mất thẩm mỹ. Có nguy cơ bị những tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ lần sau cao hơn một sản phụ không có vết mổ cũ.

– Bất cứ một cuộc mổ nào ở ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ.

– Thời gian hồi phục khi sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường. Chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ cũng phức tạp hơn so với sinh thường. Bởi vết mổ âm ỉ kéo dài và cần thời gian để hồi phục.

– Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên thường chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thách các vi khuẩn đường ruột có ích.

– Trẻ sinh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn so với trẻ sinh thường. Và dễ mắc các bệnh hô hấp hơn vì vậy trẻ sinh mổ thường hay bị khò khè

– Tiết sữa ở sản phụ sinh mổ sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sinh thường. Vì vậy trẻ sinh mổ được bú mẹ chậm hơn so với trẻ sinh thường.

Thông qua siêu âm và theo dõi thai kỳ, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên mẹ nên sinh thường hay sinh mổ

Những trường hợp được chỉ định sinh mổ

Các bác sĩ sản khoa khuyến khích mẹ bầu sinh thường để tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ. Cụ thể:

Sinh mổ do nguyên nhân từ phía mẹ

Các trường hợp bệnh lý hoặc bất thường sau ở mẹ cần mổ lấy thai, nếu sinh thường sẽ khó sinh hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cụ thể gồm:

– Mẹ mắc bệnh lý mạn tính toàn thân hoặc cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng nếu sinh tự nhiên qua đường dưới như: 

+ Tiền sản giật nặng,

+ Sản giật nặng,

+ Bệnh tim nặng,…

 

– Dị dạng tử cung: 

+ Tử cung đôi,

+ Tử cung hai sừng,

+ Vách ngăn tử cung,

+ Ngôi thai bất thường đều cản trở đến đường ra của thai theo hướng sinh tự nhiên.

 

– Bất thường ở đường sinh dục: 

+ Vách ngăn ngang âm đạo,

+ Tiền sử mổ sa sinh dục,

+ Hẹp âm đạo,

+ Tiền sử sinh bị tách tầng sinh môn độ 4,…

 

– Mẹ đã sinh mổ trước đó thì có khả năng sinh mổ rất cao trong những lần sinh sau

Các trường hợp bất thường về nhau tiền đạo, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ đẻ mổ

Sinh mổ chỉ định nếu bất thường ở thai

Những trường hợp thai bất thường sau nếu sinh mổ cũng gặp phải nhiều rủi ro nguy hiểm, sinh mổ sẽ được chỉ định:

– Thai to, trọng lượng thai từ 4kg.

– Thai thiếu máu hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ, cần có chỉ định sinh mổ ở thời điểm phù hợp để tránh nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.

– Thai bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng nặng.

– Đa thai: Không nên sinh thường nếu mẹ mang đa thai và thai thứ nhất không phải ngôi đầu.

– Ngôi thai bất thường: ngôi trán, ngôi vai, ngôi mặt cằm sau, ngôi thóp trước,… đều không thích hợp để sinh thường.

– Chuyển dạ có tình trạng suy thai: Thai không đủ sức khỏe để sinh đường dưới, nên can thiệp mổ lấy thai.

Lưu ý sau sinh mổ để nhanh hồi phục

Nằm nghiêng, không dùng gối: 

Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Lúc này tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy sau khi về đến phòng hậu phẫu, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.

Không nên ăn: 

Sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế. Trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ. Vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì để khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

Vận động sớm, cho con bú sớm: 

Vận động sớm để tránh ứ đọng sản dịch dễ dẫn đến nhiễm trùng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày. Nên có bú sớm để kích thích tiết sữa. Tăng cường miễn dịch cho con bằng những giọt sữa non ngoài ra còn kích thích co hồi tử cung sớm nhanh chóng hồi phục sau sinh. Sản phụ nên vận động sớm sau mổ để tránh bế sản dịch, tắc ruột và thuyên tắc mạch chi dưới.

Trên đây là những thông tin về những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ. Để có thể biết mình có đủ điều kiện sinh thường hay cần sinh mổ, mẹ bầu hãy tuân thủ đầy đủ lịch khám thai với bác sĩ sản khoa. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]