Trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu?

12/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trẻ sơ sinh đầy đặn, mũm mĩm là vấn đề hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cân nặng vượt ngưỡng thông thường, tăng nhanh thì ba mẹ cần cẩn trọng với nguy cơ con bị béo phì. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì là do đâu?

Trẻ sơ sinh như thế nào là thừa cân, béo phì?

Hiện nay, thừa cân, béo phì không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ trong độ tuổi tập đi, mầm non. Tuy nhiên, ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ thừa cân, béo phì. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ thừa cân ngay từ khi sinh ra và kéo dài cả trong những tháng sau đó.

Biểu đồ cân nặng của bé gái sơ sinh. Ảnh: WHO
Biểu đồ cân nặng của bé gái sơ sinh. Ảnh: WHO

Theo bảng tiêu chuẩn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh khi vừa sinh ra có nguy cơ thừa cân cao nếu cân nặng khi mới chào đời của trẻ vượt ngưỡng chuẩn:

– Bé trai có trọng lượng từ mức 4.2kg – 5kg hoặc cao hơn.

– Bé gái có trọng lượng từ mức 3.9kg – 4.8kg hoặc cao hơn.

Biểu đồ cân nặng của bé trai sơ sinh. Ảnh: WHO
Biểu đồ cân nặng của bé trai sơ sinh. Ảnh: WHO

Tuy nhiên, chỉ dựa vào cân nặng lúc mới sinh thì chưa đủ để khẳng định khả năng bị béo phì ở trẻ sơ sinh. Để xác định chính xác tình trạng của bé, ba mẹ cần theo dõi cân nặng của con từ 2 – 3 tháng đầu đời. Sau đó, ba mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng chuẩn để có nhận định rõ hơn về cân nặng của con.

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì ở trẻ sơ sinh

Hiểu rõ về nguyên nhân không chỉ giúp ba mẹ có phương án khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ sơ sinh mà còn giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa nguy cơ bệnh lý ở trẻ.

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị thừa cân, béo phì là: Sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang thaidinh dưỡng của bé trong 1 năm đầu đời.

Sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang thai

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai trực tiếp tác động tới sức khỏe thai nhi, sau đó là sức khỏe của trẻ khi chào đời. Một chế độ ăn chứa nhiều chất béo không tốt với những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt… khiến tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng vượt chuẩn lên tới 90%. Bên cạnh đó, hệ quả của chế độ dinh dưỡng này này cũng khiến mẹ sau khi sinh khó lấy lại vóc dáng hơn.

Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ… cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ khi chào đời. Tỷ lệ trẻ bị thừa cân ở những tháng đầu đời cũng tương đối cao.

Theo thống kê, những thai phụ tăng từ 15kg cân nặng trong thai kỳ có nguy cơ sinh con thừa cân cao hơn so với bình thường. 

Trẻ sinh ra cũng có khả năng thừa cân cao gấp 3 – 6 lần so với các trẻ bình thường nếu có bố mẹ bị thừa cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cân nặng của con di truyền từ cân nặng của bố mẹ tới 23%.

Dinh dưỡng của trẻ trong 1 năm đầu đời

Trẻ lớn rất nhanh trong những tháng đầu đời. Trong 1 năm đầu tiên, cân nặng của trẻ có thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh, chiều cao tăng trung bình 25cm và chu vi vòng đầu tăng khoảng 10cm.

Theo số liệu thống kê, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ ít có nguy cơ bị thừa cân hơn so với trẻ ăn sữa ngoài. Việc sử dụng sữa ngoài làm tăng tới 2.8 lần khả năng trẻ bị béo phì. 

Với trẻ bú mẹ, trong 6 tháng đầu đời, dinh dưỡng của con chịu tác động lớn từ khẩu phần ăn của mẹ. Dù trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị béo phì nhưng nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều chất béo không tốt, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị thừa chất do tiêu thụ thụ động lượng chất béo đã được chuyển hóa vào sữa.

Ngoài ra, một số phụ huynh có xu hướng tập trung quá nhiều vào cân nặng để đánh giá sức khỏe của trẻ. Hệ quả là dặm quá nhiều sữa công thức cùng thực phẩm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con khiến trẻ bị thừa cân quá mức.

Trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì dễ mắc nhiều bệnh lý

3 – 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ sơ sinh có những biểu hiện béo phì rõ nhất. Việc không kiểm soát cân nặng của con có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe trẻ:

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư…

– Dậy thì sớm, thậm chí dậy thì ngay từ khi con mới học mẫu giáo, tiểu học.

– Tăng tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp, hô hấp…

– Hệ miễn dịch kém, dễ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.

Bảng cân nặng của trẻ béo phì cho bé trai và bé gái. Ảnh:  WHO
Bảng cân nặng của trẻ béo phì cho bé trai và bé gái. Ảnh: WHO

Làm sao để cải thiện chỉ số cân nặng cho trẻ sơ sinh bị thừa cân?

Với trẻ sơ sinh bị béo phì, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo một số giải pháp:

Xây dựng dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ sơ sinh chính là dinh dưỡng. Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng theo hướng lành mạnh là giải pháp hiệu quả cho vấn đề của trẻ. 

Theo đó, mẹ bầu và phụ nữ cho con bú cần xây dựng thực đơn với đủ nhóm chất, ưu tiên chế độ ăn nhiều giàu đạm, vitamin và khoáng chất, hạn chế chất béo xấu và tinh bột.

Với những bé có dặm thêm sữa công thức, mẹ cần tìm hiểu kỹ về bảng thành phần của sữa, ưu tiên các loại sữa tăng cân vừa phải với các dưỡng chất phù hợp với độ tuổi của con.

Với trẻ trong thời gian ăn dặm, ba mẹ cần để con làm quen với rau củ, ưu tiên chất xơ và đạm, hạn chế chất béo… 

Tăng cường vận động

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi đã bắt đầu học được những kỹ năng như lẫy, lật, ngồi, bò… Ba mẹ nên khuyến khích con vận động bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng thừa cân, béo phì mà còn tác động tích cực vào sự phát triển của trẻ.

Theo dõi sát sao cân nặng và sức khỏe của con

Theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ thường xuyên sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của con, từ đó chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để con phát triển tốt nhất.

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là hợp lý

Để trẻ sơ sinh sinh ra với cân nặng vừa phải, lộ trình tăng cân ở mẹ bầu thường là:

– 3 tháng đầu thai kỳ: tăng khoảng 1 – 2kg

– 3 tháng giữa thai kỳ: tăng khoảng 3 – 4kg

– 3 tháng cuối thai kỳ: tăng khoảng 5 – 6 kg

Như vậy, toàn bộ quá trình mang thai, mẹ tăng từ 9 – 12 kg là hợp lý. Mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi để con phát triển mạnh khỏe.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh được xem là tăng cân bình thường khi:

– Tuần đầu tiên cân nặng con có thể giảm từ 5 – 10% so với lúc mới sinh và sau đó tăng trở lại vào những tuần tiếp theo.

– 3 tháng đầu, trẻ tăng từ 1 – 1.2kg/tháng.

– Giai đoạn 4-6 tháng tuổi, trẻ tăng khoảng 600gr/tháng

– Từ tháng thứ 6, cân nặng của trẻ tăng chậm hơn với mức tăng trưởng khoảng 300 – 400gr/tháng.

– Trong 12 tháng đầu đời, chiều cao của trẻ tăng khoảng 1.5 lần và chu vi vòng đầu tăng khoảng 10 – 11cm so với lúc mới sinh.

Để được tư vấn chuyên sâu về chăm sóc trẻ sơ sinh, ba mẹ liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife ngay nhé!

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]