Bà bầu nên ăn gì để tăng cân cho thai nhi, không vào mẹ?

27/06/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trong thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Để giữ gìn vóc dáng, chế độ dinh dưỡng vào con không vào mẹ là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy làm sao để tăng cân cho thai nhi mà mẹ không tăng cân quá nhiều? 

Mẹ bầu nên xây dựng dinh dưỡng như thế nào để tốt cho thai nhi?
Mẹ bầu nên xây dựng dinh dưỡng như thế nào để tốt cho thai nhi?

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Mẹ bầu cần ăn cho 2 người để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc nhân đôi khẩu phần ăn. Thực tế, trong quá trình mang thai mẹ cần thêm 30% năng lượng và cần được cung cấp lượng vitamin và khoáng chất gấp 3 lần so với trước đó.

Trong thai kỳ, không ít mẹ bầu mắc phải những sai lầm dinh dưỡng phổ biến như:

Ăn gấp đôi

Trọng lượng của thai nhi trong bụng rất bé. Vậy nên mẹ không cần thiết phải ăn quá nhiều. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu chỉ cần ăn nhiều hơn một chút so với bình thường. Chế độ ăn sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Mẹ nên tập trung vào chất lượng dinh dưỡng thay vì số lượng, khối lượng thức ăn.

Ăn ít, nhịn ăn do sợ tăng cân

Trong thai kỳ, phụ nữ không được áp dụng các chế độ ăn kiêng hay giảm cân. Việc này có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của trẻ. Sự thiếu hụt dưỡng chất có thể gây ra nhiều hệ quả cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ về sau.

Ăn nhiều bữa nhưng không giảm khẩu phần

Hẳn phụ nữ khi mang thai được nghe rất nhiều lời khuyên về việc chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ (gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ). 

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, khi chia nhỏ bữa ăn cũng cần giảm bớt khẩu phần ăn. Việc này giúp mẹ không bị nạp quá nhiều dưỡng chất, ổn định lượng đường trong máu, tránh tích tụ mỡ thừa gây tăng cân không cần thiết.

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để tăng cân cho thai nhi

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần được cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. 

Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé

Để dinh dưỡng vào con tốt nhất, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn khoa học:

Ưu tiên thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển hệ cơ, tốt cho tế bào máu. Bên cạnh đó, đạm cũng giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá mức hay béo lên nhiều. 

Một số thực phẩm giàu chất đạm tốt cho phụ nữ mang thai: thịt, trứng, tôm, cua, đậu đỗ, cá…

Lưu ý:

– Nạp đạm theo nhu cầu của cơ thể, không nên ăn thừa đạm

– Tiêu thụ quá nhiều đạm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

– Để giảm cảm giác nghén, mẹ nên thay đổi luân phiên 2 – 3 loại thịt/tuần và chế biến món đa dạng.

– Mỗi tuần, mẹ bầu nên ăn 2 – 3 bữa cá, chế biến thành nhiều món: hấp, nấu, rán…

– Mẹ chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần

Ăn tinh bột vừa phải

Mẹ bầu không nên ăn nhiều tinh bột, đồng thời cũng không nên cắt tinh bột trong chế độ ăn. Để cung cấp lượng tinh bột cần thiết, mỗi ngày mẹ ăn từ 2 – 3 bát cơm là đủ. Hoặc mẹ có thể thay cơm bằng những thực phẩm khác: bánh mì, ngô, khoai…

Bổ sung ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất… Đây đều là những dưỡng chất tốt, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả ở thai phụ.

Mẹ có thể sử dụng ngũ cốc như một món ăn vặt hoặc dùng trong các bữa ăn phụ.

Tăng cường rau củ quả

Rau xanh và các loại quả mọng nước không chỉ giúp kích thích khẩu vị mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin, chất xơ là dưỡng chất vàng giúp chống oxy hóa, đồng thời giúp mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Một số loại quả không thể thiếu trong thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý như: cam, quýt, trái cây có múi, bơ, xoài, chuối, táo, mơ…

Phụ nữ đang mang thai nên ăn hoa quả mỗi ngày (có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước, xay sinh tố…)

Rau củ quả chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn, tốt cho mẹ và bé
Rau củ quả chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn, tốt cho mẹ và bé

Các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu

Để lựa chọn thực phẩm phù hợp, mẹ bầu lưu ý ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với thai kỳ:

– Thực phẩm giàu vitamin nhóm A, B, C, D, E, K

– Canxi

– Omega – 3

– Acid folic

– Đạm

– Sắt, kẽm, iot…

Lưu ý về cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ

Tăng cân chính là một trong những thay đổi dễ thấy nhất ở phụ nữ mang thai. Cân nặng của mẹ bầu sẽ thay đổi theo sự tăng trưởng của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu tăng cân vừa phải theo từng giai đoạn. Thông thường, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu tăng từ 10-15kg cân nặng. Với những trường hợp như thai đôi, thai ba, thai kỳ có biến chứng, cân nặng tăng lên có thể nhiều hơn.

Một số lưu ý mẹ cần biết về cân nặng trong thời gian mang thai:

– Tương tự như việc khám thai, mẹ bầu cần kiểm tra cân nặng đều đặn. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có thể ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe của mẹ và bé.

– Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng 1,5 – 2kg cân nặng mỗi tháng.

– Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể gây ra: đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đồng thời tăng nguy cơ sinh non và mổ lấy thai. 

– Tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tăng tỷ lệ sinh non.

Nếu mẹ phát hiện cơ thể có sự tăng cân bất thường, hãy đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ sản khoa thăm khám, hỗ trợ tốt nhất, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy đến.

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ, đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ với Hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay mẹ nhé!

Chúc mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, “vượt cạn” thành công.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]