Trẻ sinh non 8 tháng có sao không?

11/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn giải đáp qua bài viết bên dưới.

Sinh non ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Sinh non ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Các mức độ sinh non ở trẻ

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi. Khi đó, trẻ được sinh ra an toàn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, từ 38 tuần tuổi, thai đã hoàn toàn trưởng thành và có thể chăm sóc dễ dàng trong môi trường bên ngoài tử cung. Khi đó, trẻ đã có thể được sinh ra. 

Các trường hợp trẻ sinh ra quá sớm so với dự tính được gọi là sinh non. Việc chuyển dạ quá sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

Sinh non ở trẻ có thể được chia thành 3 mức độ chính:

– Sinh cực non: trẻ được sinh ra trước 6.5 tháng tuổi.

– Sinh non sớm: trẻ được sinh ra khi 6.5 – 7.5 tháng tuổi.

– Sinh non muộn: trẻ được sinh ra khi 7.5 – 8.5 tháng tuổi.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sinh non chiếm tỷ lệ lên tới 1/10 số ca sinh. Số trẻ sinh non tử vong do ảnh hưởng từ các biến chứng ước tính lên tới 1 triệu trẻ. Sinh non cũng được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ bị khuyết tật cao hơn: khuyết tật tim mạch, thần kinh, thính giác, thị giác…

Tỉ lệ sinh non ở Việt Nam cũng ngày càng tăng. Với tỉ lệ trung bình khoảng 7%, mỗi năm nước ta có khoảng 100.000 – 110.000 trẻ ra đời trong tình trạng sinh non. Trong đó, đa phần trẻ ra đời vào tuần thai từ 32 – 37 với cân nặng khoảng 1.5 – 2.5kg. 

Tại sao trẻ lại bị sinh non?

Thời điểm sinh đẻ của mẹ bầu chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Với việc sinh non, có tới 50% số trường hợp không thể xác định rõ được nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số nguy cơ làm tăng khả năng sinh non, mẹ bầu cần lưu ý:

Mẹ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Vi khuẩn phát triển ở vùng kín, xâm nhập vào cơ thể mẹ làm yếu lớp màng bào thai, ảnh hưởng trực tiếp tới nước ối. Túi ối của mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng và vỡ bất cứ khi nào, khiến trẻ phải chào đời sớm.

Một số biểu hiện nhiễm trùng vùng kín mẹ bầu cần lưu ý:

– Đau rát khi đi tiểu

– Xuất hiện dịch màu trắng hoặc màu xám ở âm đạo

– Xuất hiện mẩn đỏ, cảm thấy ngứa rát ở vùng da quanh âm đạo.

Mẹ có tiền sử sinh non

Nguy cơ sinh non ở các mẹ bầu đã từng có tiền sử sinh non cao hơn so với bình thường. Bởi vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia ngay từ trước khi mang bầu để có phương án phòng ngừa từ sớm.

Mẹ mang song thai, đa thai

Đa phần các trường hợp song thai, đa thai, mẹ bầu sẽ có thai kỳ ngắn hơn so với thai đơn. Đặc biệt, với các trường hợp có sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI, IVF, trẻ cũng thường chào đời sớm hơn. Thông thường, các thai đôi thường chào đời vào khoảng tuần thai thứ 37. 

Thai kỳ có vấn đề

Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật, rối loạn đông máu… Việc này khiến khả năng sinh non ở mẹ bầu tăng cao. 

Khi phát hiện bất kỳ bất thường nào về sức khỏe, mẹ bầu nên thăm khám sớm để được chăm sóc kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm, hạn chế nguy cơ sinh non.

Khoảng cách giữa hai lần mang thai ngắn

Theo các chuyên gia sản khoa, trẻ sẽ dễ bị sinh non, nhẹ cân nếu mẹ bầu thụ thai ngay sau lần sinh trước đó 6 – 9 tháng. Bởi lẽ, cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi ít nhất từ 11 – 12 tháng sau sinh mới có thể hồi phục.

Lối sống của mẹ không lành mạnh

Lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) trong thai kỳ là một trong những yếu tố dẫn đến  tình trạng sinh non.

Ngoài ra, sự căng thẳng, lo âu quá mức cũng làm tăng tỷ lệ sinh non ở mẹ bầu.

Trẻ sinh non 8 tháng có sao không?

Trẻ sinh non 8 tháng hoàn toàn có thể phát triển được ở bên ngoài. Tuy nhiên, trẻ cần chế độ chăm sóc đặc biệt do một số bộ phận vẫn còn chưa hoàn thiện đầy đủ. 

Bên cạnh đó, trẻ sinh non 8 tháng cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp, thị lực, thính lực… Hệ miễn dịch và sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non 8 tháng mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý:

Suy hô hấp

Phổi là cơ quan hoàn thiện cuối cùng trong quá trình phát triển của thai nhi. Bởi vậy, việc sinh non sẽ khiến hệ hô hấp của trẻ gặp nhiều vấn đề. Nếu trẻ sinh non 8 tháng không được cung cấp oxi kịp thời, các cơ quan khác của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Suy tim

Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sinh non 8 tháng là tình trạng sót ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, trẻ có nguy cơ cao bị suy tim, đe dọa đến tính mạng.

Hệ miễn dịch kém

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch của trẻ sinh non lại càng yếu hơn. Bởi vậy, trẻ rất dễ mắc bệnh, gặp các vấn đề về sức khỏe. Những tác nhân dù là nhỏ nhất cũng có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ. T

Trẻ gặp các vấn đề về máu và tiêu hóa

Những vấn đề phổ biến ở trẻ sinh non chính là thiếu máuvàng da. Tuy nhiên, các tình trạng này có thể điều trị, không cần sự can thiệp của y khoa.

Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị mắc viêm ruột hoại tử hay các vấn đề về tiêu hóa. Vậy nên, mẹ cần đặc biệt cẩn trọng về chế độ ăn để cho bé bú an toàn.

Sự tăng trưởng bị ảnh hưởng

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non không chỉ hạn chế trong giai đoạn đầu mà còn bị ảnh hưởng mãi về sau. Ngoài ra, khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ cũng bị ảnh hưởng do sự thiếu hụt chất béo trong cơ thể. Bởi vậy, trẻ sinh non trong thời gian đầu cần được theo dõi, chăm sóc trong lồng ấp để có được môi trường phát triển tốt nhất.

Như vậy, trẻ sinh non 8 tháng có nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề sức khỏe. Sau sinh trẻ cần được theo dõi sát sao để có được quá trình phát triển thuận lợi. 

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc về sức khỏe của trẻ sinh non 8 tháng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn nhé!

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]