Thực hư u nang buồng trứng gây tăng cân? Liệu có đáng ngại?

16/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

U nang buồng trứng là bệnh lý thường xuất hiện ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đây là những khối u ở trong buồng trứng, có thể chứa dịch hoặc nhân rắn như bã đậu. Vậy thực hư u nang buồng trứng có gây tăng cân không? Liệu có đáng ngại? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của u nang buồng trứng

Bệnh gây ra một số thay đổi về hormone nội tiết liên quan trực tiếp đến chức năng, hoạt động của buồng trứng. Vì vậy sẽ khiến cho chị em phải đối diện với nhiều triệu chứng như:

– Đau tức vùng thắt lưng, đùi hoặc vùng chậu

Đây có thể là một trong những triệu chứng của u nang buồng trứng khi đã phát triển lớn. Khi khối u nang trở nên lớn và phát triển, nó có thể tạo áp lực và chèn ép lên các cơ, dây thần kinh và mô xung quanh. Triệu chứng đau có thể thay đổi và có thể cảm thấy nặng nề hơn khi bạn hoạt động hoặc sau một khoảng thời gian dài đứng, ngồi hoặc vận động.

– Căng chướng, tức bụng dưới, buồn nôn và đầy hơi

Khi khối u nang tại buồng trứng có kích thước lớn, chị em sẽ cảm thấy căng tức bụng, chướng bụng, thậm chí sờ thấy khối u. Một số trường hợp còn liên tục bị đầy hơi và buồn nôn. Đây là biểu hiện cảnh báo bệnh đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ phát triển thành ung thư.

– Đi tiểu nhiều hơn bình thường

U nang buồng trứng phát triển ngày càng lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều bộ phận khác như: bàng quang, đường tiết niệu. Chính vì vậy bạn sẽ thường xuyên đi tiểu nhiều hơn. Hơn nữa, bệnh nhân còn cảm thấy buốt do những nguy cơ mắc về bệnh đường tiết niệu như nhiễm trùng, viêm.

– Đau khi quan hệ tình dục

Khi u nang phát triển lớn sẽ chèn ép lên cổ tử cung, khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu khi làm “chuyện ấy”.

– Rối loạn kinh nguyệt

U nang buồng trứng phát triển làm ảnh hưởng hoạt động buồng trứng, dẫn tới biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh hàng tháng.

– Tăng cân đột ngột

Đây là một trong những yếu tố giúp chị em phụ nữ có thể phát hiện về tình trạng bệnh của bản thân.

Tăng cân đột ngột khi mắc bệnh
Tăng cân đột ngột khi mắc bệnh

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang cơ năng thường nhỏ và không gây nguy hiểm. Còn u nang thực thể có khả năng tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Một số biến chứng như:

Xoắn u nang

Thông thường những khối u nhỏ và có cuống dài, không liên kết sẽ rất dễ bị xoắn. Khi u nang buồng trứng xoắn, nó có thể làm ngừng lưu thông máu đến buồng trứng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Việc xoắn u nang buồng trứng có thể gây đau bụng dữ dội, dai dẳng và có thể lan ra các vùng khác của bụng. Triệu chứng đau thường đi kèm với buồn nôn, nôn mửa và có thể dẫn đến tình trạng sốc nếu không được xử lý kịp thời.

Vỡ nang

Vỡ nang buồng trứng là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi áp suất chất lỏng bên trong u nang tăng cao và vượt quá khả năng chịu đựng của nó, dẫn đến việc nang buồng trứng bị vỡ. Đây là một tình trạng khẩn cấp yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng của vỡ nang buồng trứng có thể bao gồm: Đau bụng dai dẳng và tức thời ở vùng hạ vị và hai hố chậu, giật mình và mất máu, tử cung đau khi di chuyển. Sau khi vỡ nang, có thể xảy ra nhiễm trùng, gây chướng bụng và có phản ứng phúc mạc. Vỡ nang buồng trứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời

Chèn ép các bộ phận xung quanh

Khi khối u đã phát triển lâu và có kích thước rất lớn sẽ gây ra chèn ép các bộ phận khác như: chèn ép bàng quang gây tiểu không tự chủ, chèn ép trực tràng gây táo bón, chèn ép niệu quản gây viêm đài bể thận, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây thiểu năng tuần hoàn bàng hệ, gây phù nề 2 chi dưới, cổ trướng. 

UNBT có chữa được không?  Phân biệt đa nang buồng trứng và u nang buồng trứng

U nang buồng trứng gây tăng cân do đâu? Có đáng lo ngại không?

U nang buồng trứng gây tăng cân do đâu?

U nang buồng trứng có tác động trực tiếp đến chức năng và hoạt động của buồng trứng, gây ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể phụ nữ. Một tác động tiêu cực là khả năng giảm sự hấp thụ insulin, gây ra tình trạng kháng insulin. Kết quả là, lượng insulin trong máu tăng cao hơn bình thường, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng để hỗ trợ hoạt động của cơ thể. Do đó, glucose tích tụ và dẫn đến tình trạng tăng cân.

Ngoài ra, kháng insulin cũng làm tăng nồng độ hormone nam androgen. Dưới tác động của hormone này, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, bao gồm tình trạng thừa cân và tăng cân nhanh chóng. Đặc biệt, vùng bụng trở nên phát triển và lớn hơn.

Sự phát triển to của khối u, đặc biệt là các khối u dịch đặc, cũng đóng góp vào sự thay đổi cân nặng của phụ nữ. Điều này giải thích tại sao tình trạng tăng cân xảy ra khi mắc bệnh lý này trở nên dễ hiểu hơn. 

Bệnh gây tăng cân do đâu?
Bệnh gây tăng cân do đâu?

Việc tăng cân khi mắc u nang buồng trứng có đáng lo ngại không?

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:

  • Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, tiểu đường.
  • Khó kiểm soát mức cholesterol trong máu.
  • Máu áp cao và khó kiểm soát.
  • Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao.
  • Gây khó chịu và cản trở hô hấp khi ngủ (hội chứng ngưng thở khi ngủ).
  • Gây khô và khó chịu niêm mạc tử cung.
  • Nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung tăng cao.
  • Ngoài ra, tình trạng tăng cân nhanh cũng có thể làm mất tự tin về ngoại hình của phụ nữ.
  • Nếu kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới, khó chịu vùng chậu, đau lưng, tiểu nhiều, tiểu khó,… thì có thể đang cảnh báo về các biến chứng như u xoắn, u vỡ, hoặc u bị tổn thương.
  • Đối với những trường hợp ở độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh hoặc không có ý định sinh con trong tương lai, việc điều trị bệnh có thể khác so với những trường hợp khác.

Trên đây là những thông tin về tình trạng u nang buồng trứng gây tăng cân, hy vọng sẽ giúp chị em có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]