Thiếu máu thiếu sắt điều trị như thế nào?

27/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu, phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh gì?

Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân là do cơ thể không đủ lượng sắt để tạo ra hemoglobin vì những nguyên nhân khác nhau. Hemoglobin là chất cần thiết để vận chuyển oxy. Và nếu có quá ít hoặc bất thường tế bào hồng cầu, hoặc không đủ lượng hemoglobin, nó sẽ dẫn tới giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. 

Thiếu sắt phát triển theo từng giai đoạn. 

  • Trong giai đoạn đầu, nhu cầu sắt vượt quá lượng bổ sung. Gây ra giảm lượng dự trữ ở tủy xương. Khi dự trữ giảm, hấp thu sắt tăng lên để bù. 
  • Trong giai đoạn sau, thiếu sắt làm ảnh hưởng tổng hợp hồng cầu. Cuối cùng gây thiếu máu.

Thiếu sắt trầm trọng và kéo dài cũng có thể gây rối loạn chức năng của các enzyme tế bào có chứa sắt.

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa khoa học và hợp lý. Thực đơn thiếu đi các loại thực phẩm có chứa sắt. Điều này thường xảy ra với những người ăn chay trường hay ăn kiêng, người ăn uống kém… . Từ đó khiến lượng sắt cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt.
  • Ở một số đối tượng thì nhu cầu sắt cũng khác nhau như:

Lúc này, việc bổ sung sắt qua thực phẩm là không đủ. Vì vậy lúc này, cần bổ sung thêm sắt qua những phương thức khác theo sự tư vấn của bác sĩ.

  • Một số trường hợp như phẫu thuật cắt một đoạn của đường tiêu hóa như ruột, dạ dày, rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc thuốc, hóa chất,… có thể làm giảm khả năng chuyển hóa và hấp thu sắt.
  • Cơ thể mất máu do rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng,…
  • Một loại rối loạn di truyền transferrin không được tổng hợp gây rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh.

Biểu hiện của tình trạng thiếu máu thiếu sắt

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt

+ Mệt mỏi:

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của anemia do thiếu sắt. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, và thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

+ Da nhợt nhạt:

Máu thiếu sắt không đủ hồng cầu để cung cấp oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể, dẫn đến da nhợt nhạt hoặc màu da không rõ ràng.

+ Thở Khó Khăn:

Thiếu sắt có thể làm giảm khả năng của máu mang oxy. Làm tăng cường cảm giác thở khó khăn. Đặc biệt là khi tham gia vào hoạt động vận động.

+ Nhức đầu

Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề về lưu lượng máu đến não. Dẫn đến những triệu chứng như nhức đầu.

+ Nhồi máu hoặc đau ngực:

Trong một số trường hợp, thiếu máu nặng có thể dẫn đến những vấn đề về tim và máu. Từ đó thể làm tăng nguy cơ nhồi máu và đau ngực.

+ Chóng mặt và hoa mắt:

Thiếu máu có thể gây mất cân bằng trong hệ thống cung cấp máu đến não. Từ đó làm tăng nguy cơ chóng mặt. Và có thể dẫn đến cảm giác hoa mắt khi đứng dậy nhanh chóng.

+ Nước miếng và nứt góc miệng:

Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến niêm mạc miệng. Gây nước miếng và có thể dẫn đến nứt góc miệng.

+ Móng yếu và hay gãy:

Máu thiếu sắt không cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc, da, và móng, dẫn đến tình trạng móng yếu và dễ gãy.

+ Khó chịu ở dạ dày: 

Thiếu sắt có thể gây kích thích các vấn đề ở dạ dày. Từ đó có thể dẫn đến cảm giác đau hoặc khó chịu.

+ Thay đổi vị giác:

Có thể xuất hiện các biến đổi về vị giác. Chẳng hạn như không hứng thú với những món ăn đã từng yêu thích.

Điều trị thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày

Nguyên tắc để điều trị thiếu máu do thiếu sắt là:

  • Tập trung “cắt dứt điểm” nguyên nhân gây thiếu sắt thiếu máu,
  • Hạn chế truyền máu,
  • Tăng cường bổ sung lượng sắt dự trữ qua các đường uống hoặc tĩnh mạch.

Những trường hợp thiếu máu nặng tác động đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch hay mất máu cấp tính số lượng lớn thì sẽ cho chỉ định truyền máu.

Bổ sung sắt vô cơ dạng Fe2+ (Ferrou) được xem là phương pháp điều trị chính. Và đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Người bệnh nên uống khi đói để cơ thể hấp thụ sắt tối đa và tốt nhất. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng uống thích hợp. Liều khuyến nghị là 50 – 100mg với người lớn. Và 4 – 6mg với trẻ em chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Có thể bổ sung kết hợp Vitamin C để tăng khả năng hấp thu qua đường ruột.

Sắt được đưa vào cơ thể thông qua truyền tĩnh mạch khi:

  • Cơ thể không thể bổ sung bằng đường uống 
  • Thiếu máu quá nhiều
  • Hoặc không thể hấp thu sắt
  • Thiếu máu do bệnh mạn tính hay viêm nhiễm tiến triển.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay chế phẩm bổ sung sẽ do các bác sĩ chuyên khoa quyết định về thời gian, liều lượng. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý kéo dài thời gian hay điều chỉnh thuốc.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc thiếu máu do thiếu sắt, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng và không được khuyến khích. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]