Mẹ tròn con vuông luôn là điều mà các mẹ bầu mong muốn. Thế nhưng vì một lý do nào đó, thai nhi bị lưu ở tuần thứ 8. Vậy nguyên nhân nào khiến thai 8 tuần bị lưu? Và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thai lưu là gì?
Thai chết lưu hay còn gọi là thai lưu. Đây là trường hợp thai nhi chết trong tử cung của người mẹ trước khi được thải ra ngoài hoàn toàn (thường có trọng lượng trên 500g). Thai chết lưu 8 tuần là tình trạng em bé đã hình thành được 8 tuần trong bụng mẹ. Nhưng không thể tiếp tục phát triển trong tử cung được nữa.
Theo các nhà nghiên cứu, thai chết lưu được chia làm 2 nhóm:
– Thai chết lưu dưới 20 tuần: do các vấn đề bất thường về cấu trúc di truyền hoặc nhiễm trùng tế bào thai.
– Thai chết lưu sau 20 tuần: được chia thành 3 giai đoạn:
+ Thai chết lưu sớm xảy ra từ tuần thứ 20-27
+ Thai lưu muộn xảy ra từ tuần thứ 28-36
+ Thai đủ tháng xảy ra sau tuần thứ 37
Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu trên, mẹ có thể thấy thai chết lưu 8 tuần thuộc vào nhóm thai chết lưu dưới 20 tuần – thai lưu sớm.
Thai lưu 8 tuần nguyên nhân do đâu?
Thai lưu 8 tuần có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể xuất phát từ phía thai nhi, sản phụ hoặc tác động môi trường. Tìm ra nguyên nhân khiến thai lưu có thể giúp các cặp vợ chồng có thể phòng tránh hiệu quả. Từ đó tránh để tình trạng thai lưu tái phát ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên có đến 20 – 50% thai lưu 8 tuần không rõ nguyên nhân.
Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
Nguyên nhân do thai nhi
Thai lưu 8 tuần và các trường hợp sảy thai, thai lưu sớm khác thường do nguyên nhân từ phía thai nhi. Các nguyên nhân từ phía thai nhi bao gồm:
– Rối loạn nhiễm sắc thể: Rối loạn nhiễm sắc thể trong trứng của mẹ. Hoặc tinh trùng của bố. Hoặc đột biến ở quá trình thụ tinh có thể dẫn tới tình trạng này. Từ đó khiến thai chết lưu sớm.
– Dị tật thai nhi: Những dị tật thai như phù nhau thai, não úng thủy, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân hoặc dây rốn bị thắt nút, chèn ép,… đều có thể khiến thai ngừng phát triển đột ngột, thai chết lưu.
– Bất đồng nhóm máu giữa thai và mẹ: Trường hợp này khá hiếm gặp song đây cũng là nguyên nhân gây chết thai sớm.
Nguyên nhân do sản phụ
Các trường hợp thai chết lưu do sản phụ chủ yếu do mẹ mắc bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian mang thai. Việc không được điều trị kịp thời dẫn tới nhiễm trùng thai, gây chết thai. Các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm đến thai nhi như:
+ Quai bị
+ Sốt rét
+ Viêm gan
+ Cảm cúm
+ Giang mai,…
Các bệnh lý mạn tính, nội tiết mẹ gặp phải như tăng huyết áp, suy gian, viêm thận, lao phổi, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, basedow, bệnh tim,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguy cơ thai chết lưu cao hơn ở những sản phụ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi). Hoặc mẹ lao động vất vả, thường xuyên làm việc nặng và dinh dưỡng kém.
Dấu hiệu nhận biết thai lưu ở tuần thứ 8
Mẹ bầu băn khoăn rằng dấu hiệu nào để mẹ nhận biết thai bị lưu 8 tuần? Thông thường, mẹ khó nhận biết được điều này. Vì ở những tuần thai này em bé đã có thể máy, nhưng những cử động còn chưa rõ ràng và rất nhẹ.
Bên cạnh đó, một số bà bầu mặc dù thai lưu nhưng vẫn xuất hiện những triệu chứng nghén như bình thường. Nên để nhận ra bé có vấn đề bất thường trong bụng mẹ là rất khó.
Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, khi thai 8 tuần bị chết lưu một thời gian thì cơ thể người mẹ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như sau:
– Đau vùng bụng ở dưới rốn
– Thai nhi không còn đạp: Mẹ sẽ không còn thấy thai nhi cử động hay đạp nữa
– Bụng mẹ sẽ bị căng tức, có cảm giác nặng và nhỏ dần đi
– Một số bà bầu thai chết lưu đau bụng và đi ngoài nhiều
– Không còn nghén
– Âm đạo chảy máu nâu hoặc đen
– Bụng không phát triển lớn hơn
– Đầu vú đột nhiên căng to ra và có tiết sữa non
– Vỡ nước ối
– Khi siêu âm không còn nghe thấy được tim thai
Cần làm gì khi thai lưu 8 tuần?
Thai 8 tuần không may bị chết lưu còn khá nhỏ nên sẽ thường tự động tiêu biến mà không cần tới can thiệp y tế để lấy thai ra ngoài. Tuy nhiên có những trường hợp thai không tự tiêu biến được hoặc có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của sản phụ. Vì vậy bác sĩ cần sử dụng biện pháp can thiệp phù hợp và an toàn.
Các biện pháp can thiệp lấy thai ra ngoài thường sử dụng như:
+ Thuốc gây sảy thai: Đây là biện pháp xử lý thai chết lưu an toàn, nhanh chóng nên thường được chỉ định áp dụng. Thuốc gây sảy thai khiến thai ra ngoài tự nhiên. Từ đó tránh những tổn thương không đáng có đến tử cung của mẹ.
+ Hút thai: Biện pháp này sẽ can thiệp qua âm đạo lấy thai ra ngoài. Hiệu quả trong các trường hợp cần thực hiện nhanh. Tránh thai nhi nằm lâu trong tử cung gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ.
Bên cạnh việc xử lý đưa thai ra ngoài, chăm sóc giúp thai phụ phục hồi sức khỏe và tinh thần sau mất mát to lớn này cũng vô cùng quan trọng. Bởi sau khi sảy thai, sản phụ thường rơi vào những trạng thái tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tội lỗi, đau đớn,…
Để giúp sản phụ vượt qua chấn thương tâm lý, người chồng cần ở bên quan tâm, tâm sự, chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra, sau khi thai chết lưu, thai phụ thường bị mất máu và cần phục hồi sức khỏe lại. Vì thế cần chế độ dinh dưỡng tốt, đặc biệt chú ý bổ sung Vitamin, sắt, protein,…
Nếu hai vợ chồng có kế hoạch mang thai lại, hãy chờ ít nhất 1 – 2 tháng. Tốt nhất là 6 – 12 tháng để cả hai có sự chuẩn bị tốt hơn. Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu 8 tuần, đôi khi không thể kiểm soát được. Song việc phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tốt và thường xuyên khám thai định kỳ là cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ.
Nếu cần tư vấn, chăm sóc thai kỳ và phòng ngừa thai lưu, hãy liên hệ với DOLIFE qua hotline 1900 1984.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Tiền sản giật có nguy hiểm không?
Tiền sản giật là biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong thai kỳ. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé! Tiền sản giật có nguy hiểm hay không? Khái quát về […]
Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?
Buồng trứng đa nang nên ăn gì và kiêng ăn gì để có thai tự nhiên là câu hỏi của nhiều chị em. Cùng DoLife tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây! Vai trò của dinh dưỡng với người đa nang buồng trứng Có tới 70% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]