Tầm soát ung thư dạ dày có thực sự cần thiết? Ai nên thực hiện tầm soát?

13/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới. Đây cũng là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam với tỉ lệ mắc lên tới 9.8%. Tỉ lệ tử vong của bệnh lý này lên tới 11.9%. Tầm soát ung thư dạ dày sớm chính là giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất giúp phát hiện bệnh sớm, tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh thành công.

Tầm soát ung thư dạ dày có thực sự quan trọng
Tầm soát ung thư dạ dày có thực sự quan trọng

Tổng quan về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý với sự xuất hiện của các tế bào bất thường trong dạ dày. Các tế bào này phân chia, tăng sinh không kiểm soát, tạo thành khối u xâm lấn các mô, gây tổn thương có người bệnh. Ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của dạ dày, tuy nhiên, phổ biến nhất ở thân dạ dày và nơi giao nhau của dạ dày với thực quản.

Khối u dạ dày nếu không được kiểm soát sớm có thể di căn, gây đau đớn và đe dọa tính mạng người bệnh.

Có 5 giai đoạn ung thư dạ dày:

– Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm của ung thư dạ dày, được gọi là ung biểu mô. Tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện bên dưới niêm mạc dạ dày.

– Giai đoạn 1: Lớp thứ 2 của dạ dày bị tế bào ung thư gây tổn thương.

– Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ khi tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.

– Giai đoạn 3: Hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể bị tế bào ung thư xâm lấn.

– Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể. Nguy cơ tử vong cao.

Ung thư dạ dày không chừa một ai. Tuy nhiên, phổ biến nhất ở nhóm nam giới trên 50 tuổi. Độ tuổi này cũng ngày càng trẻ hóa theo thời gian.

Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày, trong đó, phổ biến là:

– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây viêm loét, phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.

– Mô hình thành niêm mạc phát triển bất thường gây polyp dạ dày

– Tình trạng viêm loét dạ dày tái đi tái lại

– Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất bảo quản cao, thức ăn xông khói, ngâm muối, đóng hộp…

– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày, các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa.

– Có tiền sử phẫu thuật dạ dày

Ngoài ra, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở mỗi người cũng cao hơn nếu:

– Chế độ ăn uống không khoa học: thường xuyên bỏ bữa, chế độ ăn nhiều muối, ăn thức ăn nấm mốc, kém chất lượng…

– Có sử dụng rượu bia, thuốc lá…

– Dạ dày viêm lâu năm.

– Bị thiếu máu ác tính..

Nam giới trên 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày
Nam giới trên 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Thông thường, ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày gần như không có dấu hiệu hoặc các dấu hiệu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. 

Đa phần các trường hợp ung thư dạ dày hiện nay được phát hiện tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác. Điều này làm giảm khả năng chữa trị, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư dạ dày sớm thường xuyên là điều vô cùng quan trọng, giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày như:

– Thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng theo từng đợt. Các cơn đau ngày càng trầm trọng cả về mức độ và thời gian đau.

– Sau ăn, bụng sưng, đầy bất thường

– Sụt cân nhanh

– Đi ngoài có lẫn máu trong phân hoặc phân đen

– Ợ hơi, nuốt khó, cảm giác như thức ăn bị kẹt lại ở cổ họng.

– Nôn ra máu

Ai nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Người trưởng thành nên tầm soát ung thư dạ dày thường xuyên để sớm phát hiện bệnh lý, chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo tầm soát gồm:

– Người từ 40 – 45 tuổi, đặc biệt là nam giới

– Người từ 30 – 35 tuổi có lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh.

Quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Nếu được phát hiện từ giai đoạn khởi phát, tỉ lệ chữa khỏi của ung thư dạ dày lên tới 90%. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Quy trình tầm soát ung thư dạ dày gồm 4 bước cơ bản:

Bước 1: Khám lâm sàng

– Bác sĩ thăm hỏi tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình, triệu chứng biểu hiện nghi ngờ… để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

– Khám lâm sàng để phát hiện dấu hiệu bệnh lý

Bước 2: Nội soi dạ dày

– Bác sĩ sử dụng thủ thuật nội soi dạ dày để quan sát bên trong dạ dày và tiến hành sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn.

– Nội soi dạ dày cũng giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư như:

+ Viêm teo dạ dày

+ Loét dạ dày

+ Polyp dạ dày

+ Tổn thương tăng sản biểu mô tuyến

+ Đánh giá tình trạng Helicobacter Pylori

Bước 3: Sinh thiết

Đây là bước quan trọng giúp chẩn đoán chính xác xem khối u có phải là ung thư hay không. 

Với việc sử dụng dụng cụ chuyên môn, tế bào niêm mạc dạ dày được lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi để xác định rõ tình trạng bệnh. 

Sinh thiết cũng giúp xác định xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) hay không, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Sinh thiết giúp đánh giá chính xác tình trạng khối u
Sinh thiết giúp đánh giá chính xác tình trạng khối u

Bước 4: Chụp CT cắt lớp vi tính

– Giúp đánh giá tổn thương của dạ dày

– Đánh giá sự xâm lấn của khối u, di căn của bệnh đến các bộ phận khác như: gan, ổ bụng, hạch, ổ phúc mạc…

Tính riêng trong năm 2018, số ca tử vong của ung thư dạ dày lên tới 115.000 ca. Đặc biệt, tỉ lệ mắc loại ung thư này ngày càng tăng cao và trẻ hóa. Người bệnh cũng thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.

Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Tầm soát ung thư dạ dày là một hoạt động đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ sức khỏe dạ dày nói riêng, sức khỏe tổng quát của bản thân nói chung.

Để việc tầm soát đạt hiệu quả cao, người bệnh lưu ý một số vấn đề:

– Không uống các loại thuốc giảm đau khoảng vài ngày trước khi tầm soát để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Nhịn ăn 8 – 12 tiếng, nhịn uống 2 – 3 tiếng trước khi nội soi tiêu hóa/ nội soi dạ dày. Không uống các loại đồ uống có ga, nước uống có màu.

– Chia sẻ đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là với những người bệnh đang gặp các bệnh lý như: tim mạch, tăng huyết áp.. hay người có tiền sử dị ứng, nghi ngờ mang thai, tiền sử hen…

– Sau khi nội soi, nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Bữa ăn ngay sau đó chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm.

Hi vọng các thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về tầm soát ung thư dạ dày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]