Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không?

07/07/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sau sinh chưa có kinh nguyệt mà quan hệ thì có thai được không? Đây là câu hỏi mà hầu như tất cả các mẹ bầu đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được quan hệ?

Sau sinh phụ nữ cần thời gian hồi phục sức khỏe trước khi quay trở lại "cuộc yêu"
Sau sinh phụ nữ cần thời gian hồi phục sức khỏe trước khi quay trở lại “cuộc yêu”

Có rất nhiều luồng ý kiến xoay quanh vấn đề: “Sau sinh bao lâu thì được quan hệ?”

Theo dân gian thì phụ nữ sinh xong cần kiêng quan hệ trong 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì không cần phải kiêng cữ lâu như vậy. Thời gian cụ thể như sau:

  • Đối với mẹ sinh thường: Nên kiêng trong khoảng 4-6 tuần sau sinh. 
  • Đối với mẹ sinh mổ: Nên kiêng trong khoảng 2 tháng sau sinh.

Đây là khoảng thời gian phù hợp để sản phụ có thể hồi phục sức khỏe. Từ đó cũng sẵn sàng cho “cuộc yêu”. Tuy nhiên, nếu tình hình sức khỏe của mẹ tốt hơn và mẹ đã sẵn sàng thì có thể rút ngắn thời gian kiêng cữ.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh lại?

Không có một mốc cụ thể cho thời gian có kinh lại sau sinh. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, sinh hoạt và cơ địa của từng sản phụ. 

Theo bác sĩ, thời gian có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh của chị em phụ nữ như sau: 

  • Nếu mẹ không cho con bú: khoảng 12 tuần sau sinh 
  • Nếu mẹ cho con bú: sẽ dao động từ 2-3 tháng sau sinh. Tuy nhiên có trường hợp 7 đến 8 tháng, thậm chí 10 tháng sau khi sinh mới có kinh trở lại. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của mỗi mẹ. 
Các mẹ cho con bú sẽ lâu có kinh hơn những mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ
Các mẹ cho con bú sẽ lâu có kinh hơn những mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ

Sở dĩ có sự chênh lệch này đó là do nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ. Nếu mẹ nuôi con băng sữa thì cơ thể sản sinh  hormone prolactin. Hormone này kích thích sản xuất sữa. Tuy nhiên nó lại gây ức chế sự tiết hormone nội tiết estrogen. Đây chính là lý do khiến kinh nguyệt xảy ra chậm trễ.

Ngược lại, nếu mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì hormone estrogen sẽ sớm được sản sinh. Từ đó giúp cân bằng nội tiết. Và đẩy nhanh thời gian có kinh nguyệt sau sinh của sản phụ. 

Sau sinh chưa có kinh mà quan hệ thì có thai được không?

Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu sinh xong chưa có kinh thì mẹ hoàn toàn không có thai. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ SAI LẦM.

Bạn hoàn toàn có thể mang thai sau khi sinh em bé, ngay cả khi đang cho con bú và chưa có kinh nguyệt trở lại. Sau khi sinh em bé khoảng 3 tuần thì bạn đã có thể mang thai lần tiếp theo. 

Rất khó để xác định chính xác thời gian rụng trứng lần đầu của phụ nữ sau khi sinh. Vì thế, lần rụng trứng đầu tiên sau sinh có thể xảy ra trước kỳ kinh nguyệt của mẹ. Điều này khiến mẹ dù chưa có kinh nguyệt, nhưng nếu quan hệ tình dục vẫn có thể thụ thai. Do trứng vẫn gặp tinh trùng trong thời gian quan hệ không sử dụng biện pháp phòng tránh. 

Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh

Sau sinh chưa có kinh mẹ vẫn có thể mang thai. Vì vậy, mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Một số biện pháp an toàn như:

Bao cao su

Đây là biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện này. Bao cao su có tỷ lệ hiệu quả cao, với độ an toàn lên tới 98%. Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ có rất nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Độ an toàn cao.
  • Có thể phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục
  • Giá thành rẻ, có thể dễ mua tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa.
  • Đa dạng cho mọi người lựa chọn, từ kích thước, mùi vị cho đến kiểu dáng.
Sử dụng bao cao su vừa giúp tránh thai, vừa ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Sử dụng bao cao su vừa giúp tránh thai, vừa ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Đặt vòng tránh thai

Có nhiều chị em có tính hay quên nên thường lựa chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai IUD thường có hình chữ T. Được đặt trực tiếp vào tử cung của phụ nữ. Nhằm hạn chế sự tiếp xúc của trứng và tinh trùng. Thông thường, các mẹ sau sinh có thể đặt vòng sau 6 tuần sinh nở. Còn đối với các mẹ sinh mổ là sau 3 tháng.

Phương pháp tránh thai này có tác dụng lên tới 95%. Thời gian sử dụng phòng ngừa lâu dài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu mới đặt vòng thì các mẹ sẽ có cảm giác đau bụng ở phần dưới. Nguyên nhân là do tử cung bị co bóp nhằm đẩy dị vật ra khỏi cơ thể. Sau một khoảng thời gian, khi cơ thể đã bắt đầu quen dần thì cảm giác đau đớn sẽ bắt đầu biến mất.

Que tránh thai

Cấy que tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiện đại. Một ống nhỏ có chứa hormone nội tiết levonorgestrel hay etonogestrel được dùng để cấy vào tay phụ nữ. Phương pháp này có tác dụng ngay sau khoảng 1 ngày thực hiện và hiệu quả kéo dài lên tới 3 năm. Việc cấy que tránh thai vào trong tay giúp hạn chế được tinh trùng di chuyển vào trong tử cung phụ nữ, làm cho việc thụ thai không thể xảy ra. Do đó khi cấy que tránh thai thì các chị em không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tránh thai hiệu quả thì biện pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ như:

  • Mất kinh
  • Rong kinh
  • Tăng cân
  • Da xuất hiện nhiều mụn, nám, tàn nhang
  • Tính tình thay đổi
  • Mất ngủ, mệt mỏi,…

Vì vậy chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cấy que tránh thai.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Sau sinh chưa có kinh có mang thai được không?” Hy vọng sau bài viết, mẹ đã có những kiến thức hữu ích để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Nếu có những vấn đề cần tư vấn và giải đáp từ chuyên gia, liên hệ đến 1900 1984 mẹ nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]