Chi tiết ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai và các lưu ý khi thực hiện

16/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đặt vòng tránh thai là phương pháp phòng tránh mang thai được nhiều chị em sử dụng bởi sự an toàn, hiệu quả và thuận lợi cao. Tuy nhiên, liệu chị em đã hiểu được hết về phương pháp này cũng như sự phù hợp của việc đặt vòng với tránh thai với chính bản thân mình?

Có nên đặt vòng tránh thai hay không?

Vòng tránh thai (Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa (thường có hình chữ T) được đưa vào tử cung của phụ nữ giúp tránh thai tạm thời.

Có hai loại vòng tránh thai phổ biến:

– Cu-IUD (IUD bằng đồng) thường có tác dụng 5 – 10 năm.

– IUD chứa nội tiết tố thường có tác dụng 3 – 5 năm.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai khá đơn giản:

– Vòng tránh thai chữ T

+ Giải phóng các ion từ chất đồng trên vòng tránh thai để thay đổi sinh hóa chất nhầy cổ tử cung. Việc này làm ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh trùng. Bên cạnh đó, chất đồng trên vòng tránh thai cũng làm môi trường ở tử cung thay đổi, ngăn chặn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

– Vòng tránh thai nội tiết

+ Vòng tránh thai có chứa progesterone khiến nồng độ progesterone cao hơn nồng độ estrogen làm ảnh hưởng tới chu kỳ của nội mạc tử cung và ức chế khả năng rụng trứng. Nồng độ progesterone thay đổi cũng gây ảnh hưởng tới môi trường bên trong, trứng đã thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung. 

Với chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản, an toàn, tính hiệu quả cao, đặt vòng là phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi. Tùy vào nhu cầu cá nhân, chị em có thể lựa chọn phương pháp đặt vòng phù hợp.

Vòng tránh thai chữ T được sử dụng phổ biến
Vòng tránh thai chữ T được sử dụng phổ biến

Chi tiết ưu – nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Thời điểm đặt vòng tránh thai phù hợp nhất với phụ nữ sau sinh thường là sau 6 tuần. Còn với sinh mổ là sau tối thiểu 3 tháng. Đặt vòng nên được thực hiện sau khi đã sạch kinh và chưa thực hiện quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định đặt vòng, chị em nên hiểu rõ về ưu nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm của đặt vòng tránh thai

Với hiệu quả cao lên tới 97%, duy trì được trong thời gian dài từ 5 – 10 năm, đặt vòng là phương pháp hiệu quả và tối ưu cho các cặp vợ chồng đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 

Đặt vòng tránh thai có nhiều ưu điểm nổi bật:

– Thủ thuật nhanh chóng, đơn giản.

– Không gây bất tiện.

– Không ảnh hưởng tới nội tiết tố.

– Hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều tiết kinh nguyệt.

– Chi phí hợp lý.

– Có thể tiến hành tháo vòng nếu có nhu cầu sinh con.

– Không ảnh hưởng đến việc điều tiết sữa và chăm con của phụ nữ sau sinh.

Nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Dù được đánh giá cao về độ an toàn, tuy nhiên, việc đặt vòng vẫn có những rủi ro nhất định:

– Chị em vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

– Có thể gây tăng dịch tiết âm đạo khiến vùng kín ẩm ướt, khó chịu.

– Một số trường hợp, vòng không hợp với cơ thể có thể gây tụt vòng hoặc gây ra một số tác dụng phụ.

– Rong kinh trong những chu kỳ đầu sau khi đặt vòng.

– Có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian đầu như: đau bụng, đau lưng…

– Không có tác dụng ngăn ngừa hay giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục như: giang mai, lậu, sùi mào gà…

Các trường hợp chống chỉ định đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai nhìn chung khá an toàn và hầu hết chị em có thể sử dụng được. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định đặt vòng chị em cần lưu ý:

– Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

– Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bệnh ác tính đường sinh dục, viêm vùng chậu…

– Có tiền sử dị tật tử cung hoặc tiền sử u xơ tử cung.

– Bị xuất huyết đường sinh dục nhưng chưa được chẩn đoán, điều trị.

– Phụ nữ từng hoặc đang bị viêm vòi trứng.

– Phụ nữ có vấn đề về máu như: thiếu máu, xuất huyết nặng, viêm nhiễm hoặc đông máu trong thời gian dài hay các rối loạn máu khác…

– Tế bào cổ tử cung có dị ứng.

– Có bệnh lý liên quan đến thận, tim, phổi.

– Bị viêm nội mạc tử cung.

– Có sa sinh đục dộ II, III

Lưu ý nhất định phải biết khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tuy đơn giản, an toàn, hiệu quả cao nhưng không thực sự thích hợp 100% với mọi cơ thể. Chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ nếu không phù hợp như: đau lưng, đau bụng dưới, ra máu âm đạo, mệt mỏi…

Để việc đặt vòng đạt hiệu quả tối ưu, chị em lưu ý một số điểm như sau:

– Không đặt vòng khi đang mắc các bệnh lý lây truyền qua đường sinh dục hoặc đang bị nhiễm đường sinh dục.

– Sau khi đặt vòng, hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là các hoạt động như bê, vác, chạy nhảy.. để tránh tụt vòng, lệch vòng. Tránh thụt rửa âm đạo nhiều lần và quan hệ tình dục ít nhất từ 7 – 10 ngày sau đặt vòng.

– Đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị ngay nếu sau khi đặt vòng có các dấu hiệu bất thường: dịch âm đạo có màu lạ, có mùi hôi, âm đạo ra nhiều máu, có mùi hôi…

Khám phụ khoa định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để kiểm tra vòng tránh thai đồng thời phát hiện kịp thời các bất thường (nếu có).

– Không để vòng hết hạn trong cơ thể.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành đặt vòng
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành đặt vòng

Một số biến chứng có thể gặp phải khi đặt vòng

Đặt vòng ở những cơ sở kém uy tín có thể khiến chị em gặp phải những biến chứng không đáng có:

– Nhiễm trùng vùng chậu.

Viêm âm đạo do nấm.

– Tổn thương cổ tử cung.

– Mang thai ngoài tử cung.

– …

Bởi vậy, việc chọn cơ sở uy tín, chất lượng với bác sĩ trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo là vô cùng quan trọng. 

Chị em cần “chọn mặt gửi vàng”, tìm hiểu kỹ càng các cơ sở y tế khi lựa chọn địa chỉ đặt vòng cho chính mình để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Khoa Sản Phụ khoa – Bệnh viện Quốc tế DoLife chính là địa chỉ tin cậy hàng đầu với đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cũng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp mang đến các giải pháp an toàn nhất cho các cặp vợ chồng trong việc xây dựng biện pháp tránh thai phù hợp hay kế hoạch mang thai, sinh con an toàn, khỏe mạnh.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]