Rối loạn sinh tủy: Nguyên nhân và cách điều trị

25/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn sinh tủy là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: thiếu máu, chảy máu không ngừng, nhiễm trùng thường xuyên… Hiện bệnh vẫn chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị chỉ có thể làm chậm mức độ tiến triển và triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu chung về rối loạn sinh tủy
Tìm hiểu chung về rối loạn sinh tủy

Thông tin chung về rối loạn sinh tủy

Rối loạn sinh tủy là gì?

Rối loạn sinh tủy (Loạn sản tủy hay bệnh MDS) là bệnh lý diễn ra ở tủy xương, liên quan tới sự bất thường của nhiễm sắc thể như: mất một đoạn hoặc mất toàn bộ nhiễm sắc thể số 5, số 7, mất một đoạn nhiễm sắc thể số 9, số 11, số 20… Khi đó, các tế bào gốc trong máu không thể thành tế bào màu khỏe mạnh. 

Rối loạn sinh tủy có thể được coi là một loại ung thư. Khoảng ⅓ bệnh nhân mắc MDS có bệnh tiến triển thành ung thư tế bào tủy xương.

Phân loại rối loạn sinh tủy

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên loại tế bào máu – tế bào hồng cầu, tế bào trắng và tiểu cầu, rối loạn sinh tủy được chia thành các loại:

– Hội chứng rối loạn sinh tủy với loạn sản dòng đơn.

– Hội chứng loạn sản tủy với loạn sản đa tuyến.

– Hội chứng myelodysplastic với nguyên bào bên vòng.

– Hội chứng rối loạn sinh tủy với bất thường nhiễm sắc thể del riêng biệt.

– Hội chứng myelodysplastic đối với các vụ nổ dư thừa.

– Các hội chứng khác không thể phân loại.

Các giai đoạn của rối loạn sinh tủy

Xác định giai đoạn của rối loạn sinh tủy đóng vai trò quan trọng, giúp tiên lượng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

MDS khác với các bệnh ung thư khác. Việc tiên lượng bệnh không phù thuộc vào kích thước hay mức độ di căn tế bào. Việc xác định giai đoạn bệnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:

– Tỷ lệ tế bào máu chưa trưởng thành trong tủy xương.

– Phân loại và số lượng các nhiễm sắc thể bất thường trong tế bào.

– Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính (một loại bạch cầu) trong máu.

Tùy vào kết quả thăm khám, người bệnh sẽ được xếp vào các nhóm nguy cơ:

– Nguy cơ rất thấp

– Nguy cơ thấp

– Nguy cơ trung bình

– Nguy cơ cao

– Nguy cơ rất cao

Ngoài ra, WHO cũng có phân loại dựa trên các yếu tố:

– Bất thường nhiễm sắc thể: tốt – trung bình – kém.

– Người bệnh có cần truyền máu thường xuyên hay không.

Triệu chứng của rối loạn sinh tủy

Triệu chứng

Các dấu hiệu của hội chứng rối loạn sinh tủy ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Phải đến khi rối loạn tế bào máu mới ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, người bệnh mới bắt đầu cảm thấy các triệu chứng:

– Đau bụng và cảm giác no, khó chịu sau khi ăn do lá lách to lên.

– Mắc các hội chứng nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, sinh dục – tiết niệu…

– Thâm nhiễm ngoài ra khi tăng bạch cầu monocyte.

– Xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết dưới da.

Bên cạnh đó, triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất chính là tình trạng thiếu máu. Người bệnh thường có công thức máu thấp:

– Số lượng hồng cầu thấp khiến người xanh xao, mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt.

– Số lượng tiểu cầu thấp gây chảy máu cam, chấm xuất huyết, bầm tím.

– Số lượng bạch cầu thấp khiến người bệnh dễ nhiễm trùng.

Biến chứng

Rối loạn sinh tủy nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng như:

– Thiếu máu

– Nhiễm trùng tái phát

– Chảy máu không ngừng

– Tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tủy xương và tế bào máu

Nguyên nhân gây rối loạn sinh tủy

Trật tự sản sinh tế bào máu bị phá vỡ chính là lí do dẫn đến hội chứng rối loạn sinh tủy. Tế bào máu bình thường được sản xuất ở tủy xương, khi đủ trưởng thành, tế bào sẽ đi ra ngoài và hòa vào dòng máu. Tuy nhiên với người bệnh mắc loạn sản tủy, tế bào mới có thể chết ngay trong tủy xương hay khi đi ra ngoài khiến lượng tế bào máu khiếm khuyết nhiều hơn tế bào khỏe mạnh gây thiếu máu, xuất huyết, nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân

Hai nguyên nhân chính gây loạn sản tủy:

– Di truyền: do một hoặc một vài nhiễm sắc thể bị bất thường.

– Môi trường: do cơ thể tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, bức xạ, kim loại nặng khiến nhiễm sắc thể bị đột biến, rối loạn sinh máu. 

Đa phần người bệnh thường mắc rối loạn sinh tủy khi trên 60 tuổi và khó để điều trị.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Người bệnh từng điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.

– Tiếp xúc với các hóa chất, bao gồm benzen trong thời gian dài.

– Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ mắc hội chứng rối loạn sinh tủy càng tăng cao.

Phương pháp điều trị rối loạn sinh tủy

Rối loạn sinh tủy là hội chứng không thể điều trị hoàn toàn. Việc điều trị hiện nay đều nhằm đến kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp với từng người bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể bệnh và độ tuổi của người bệnh.

Các phương pháp điều trị chính gồm: hóa trị liệu, truyền máu, điều trị xuất huyết, nhiễm trùng, ghép tủy xương…

Ghép tế bào gốc tủy xương

Người bệnh được điều trị hóa trị để loại bỏ các tế bào gốc tủy xương bất thường gây sản xuất tế bào máu lỗi. Sau đó, tế bào gốc tủy xương mới sẽ được ghép vào để thay thế. Đây là phương pháp được đánh giá là mang đến hiệu quả kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh hiệu quả.

Truyền máu

Với trường hợp thiếu máu nghiêm trọng do loạn sản tủy, người bệnh cần được truyền máu liên tục để bổ sung lại lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu thiếu hụt. Cùng với đó, người bệnh có thể cần thải sắt thường xuyên do việc truyền máu liên tục có thể gây ứ sắt trong cơ thể.

Dùng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như: 

– Thuốc kích thích sản sinh tế bào máu khỏe mạnh

– Thuốc kích thích tế bào máu hoàn thiện

– Thuốc ức chế miễn dịch

– …

Có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học

Để kiểm soát bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh:

– Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: ớt chuông, cà chua, anh đào, việt quất…

– Hạn chế thực phẩm tinh chế: đường, bánh mì trắng, mì ống…

– Không sử dụng chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu, bia…

– Hạn chế thực phẩm giàu protein (thịt nạc, đậu phụ, đậu nành…) và các loại thịt đỏ (bò, cừu, dê….)

– Uống đủ nước.

– Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

Để hạn chế tối đa biến chứng, kéo dài tuổi thọ, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực đóng vai trò quan trọng. Dẫu việc điều trị không thể khắc phục hoàn toàn bệnh lý nhưng sẽ giúp người bệnh hạn chế đáng kể dấu hiệu bệnh.

Trên đây là những thông tin chung về rối loạn sinh tủy. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]