Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

29/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh

Phẫu thuật thay khớp háng là gì?

Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình loại bỏ khớp háng bị tổn thương và thay thế bằng khớp háng nhân tạo. Phẫu thuật thường được chỉ định với các trường hợp tổn thương khớp háng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh.

Phẫu thuật giúp người bệnh thoát khỏi các cơn đau xương khớp háng dai dẳng, lấy lại khả năng vận động. Đây là một kỹ thuật tương đối khó, cần thực hiện ở các bệnh viện uy tín với đội ngũ giỏi để cả mổ được tiến hành thành công.

Phẫu thuật thay khớp háng thường được chỉ định với các trường hợp như:

– Chấn thương (té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao…) khiến sụn khớp bị hư hại, gây khó khăn trong di chuyển.

Thoái hóa khớp háng khiến sụn khớp bị tổn thương, mất gây đau đớn, hạn chế cử động, người bệnh không thể thực hiện sinh hoạt bình thường.

– Viêm khớp dạng thấp khiến khớp háng bị cứng, phá hủy vĩnh viễn.

– Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi do nguồn máu cung cấp cho xương bị gián đoạn, ổ xương bị khuyết hổng, phần xương và sụn bị phá hủy.

– Viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đến vận động, hạn chế trong sinh hoạt từ những cử động thường ngày như ngồi làm việc, đi vệ sinh… khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Các kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng thường được khuyến nghị khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thay khớp háng là giải pháp giúp giảm đau, hỗ trợ đi lại thuận tiện từ đó cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Có thể chia thay khớp háng thành 2 phần:

Thay khớp háng toàn phần

Ở loại phẫu thuật này, người bệnh được thay toàn bộ mặt khớp của ổ cối và xương đùi. Phẫu thuật thường được chỉ định với các trường hợp người bệnh có các tổn thương khớp như: hoại tử vô khuẩn, thoái hóa…

Thay khớp bán phần

Ở kỹ thuật này, người bệnh có thể chỉ cần thay phần chỏm xương đùi mà không phải thay thế ổ cối. Phẫu thuật thường được thực hiện với các trường hợp người già bị chấn thương gãy cổ xương đùi hay người có thể trạng yếu, không thể đảm bảo thực hiện thay khớp háng toàn phần. 

Bên cạnh đó, để hỗ trợ đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị cho người bệnh, bác sĩ thường áp dụng các kỹ thuật hiện đại như:

Thay khớp theo hướng cá thể hóa 3D

Mỗi bệnh nhân lại có cấu trúc giải phẫu và bệnh lý khác nhau, vậy nên việc cá thể hóa từng ca mổ sẽ giúp tối ưu hiệu quả điều trị, tăng khả năng phục hồi cho người bệnh. Người bệnh được chụp quét 3 chiều khớp háng với máy chụp CT cắt lớp vi tính từ đó lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết, phù hợp nhất.

Đường mổ ít xâm lấn, bảo tồn cơ năng khớp háng

Lựa chọn đường mổ tối ưu mang đến nhiều ưu điểm vượt trội trong phẫu thuật thay khớp háng:

– Thao tác thuận lợi

– Ít ảnh hưởng tới phần mềm

– Giảm đau tối đa

– Đảm bảo tính thẩm mỹ

Lựa chọn đường mổ xâm lấn tối thiểu trong thay khớp háng giúp ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, ít xâm lấn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh cũng nhanh hơn.

Một ca thay khớp háng tại Bệnh viện Quốc tế DoLife
Một ca thay khớp háng tại Bệnh viện Quốc tế DoLife

Các rủi ro, biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, nếu không được chăm sóc phù hợp, người bệnh có thể phải đối mặt với một số rủi ro biến chứng như:

– Sưng, nóng, đỏ, đau khớp và khó vận động trong những tuần đầu sau phẫu thuật. Đây có thể là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng như nhiễm trùng, trật khớp.

Đau ngực, khó thở (hiếm khi xảy ra) do cục máu đông di chuyển đến phổi (ảnh hưởng của rối loạn đông máu). Để tránh tình trạng này, sau phẫu thuật, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc chống đông máu, mang tất chân, vận động chân và ngồi dậy sớm sau phẫu thuật.

– Lỏng khớp nhân tạo (nguy cơ biến chứng khoảng 5%) khiến các thành phần của khớp nhân tạo mất kết nối với xương. Nguyên nhân có thể do chấn thương, nhiễm khuẩn hay suy giảm mật độ xương.

– Trật khớp háng: chỏm khớp háng trật ra khỏi ổ cối có thể xảy ra trong những tuần đầu sau phẫu thuật. Khi đó, người bệnh cần được thực hiện các thủ thuật hỗ trợ để đưa khớp về đúng vị trí.

– Chiều dài hai chân chênh lệch. Để hạn chế nguy cơ này, trước khi phẫu thuật, bác sĩ tiến hành đo đạc, tính toán kỹ lưỡng nhất các thông số thực hiện.

– Nhiễm trùng khớp nhân tạo

– …

Lưu ý cần biết sau phẫu thuật

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng tránh tối đa biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần lưu ý:

Chăm sóc và phục hồi

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phải nằm trên giường kèm một tấm đệm ở giữa hai chân để giữ khớp háng mới vào đúng vị trí. 

Trong thời gian lưu viện:

– Người bệnh cần được chăm sóc tốt nhất, lưu ý không thực hiện tư thế cúi xuống hay với tay lên khi nằm trên giường để tránh ảnh hưởng tới khớp háng.

– Đặt đồ dùng cần thiết gần khu vực nghỉ ngơi để tránh vận động trong quá trình vừa phẫu thuật xong.

– Tái khám với bác sĩ đúng lịch để đảm bảo theo dõi tốt quá trình lành khớp và phục hồi sau phẫu thuật.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

– Sưng đau, khó chịu ở phần hông bên mổ.

– Sưng đau bắp chân mà không liên quan đến vết mổ. Bắp chân mần đỏ, bị mềm.

– Sốt cao từ 38 độ C.

– Vết mổ sưng, tấy đỏ, có dịch chảy ra.

– Ớn lạnh.

Đặc biệt, sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ như: không lái xe, hạn chế một số hoạt động, tuyệt đối không để bị ngã…

Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận
Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận

Phòng tránh rối loạn đông máu

Sau phẫu thuật, người bệnh không thể di chuyển nhiều làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh được khuyến cáo:

– Dùng tất áp lực sau mổ

– Vận động sớm hai chân

– Ngồi dậy sau phẫu thuật

– …

Phục hồi chức năng với vật lý trị liệu

Tùy vào tình trạng khớp háng và sức khỏe mà người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.

Tập luyện vật lý trị liệu mang đến hiệu quả tích cực trong việc lành thương, phục hồi khả năng vận động khớp háng cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe, luyện tập sau phẫu thuật thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau thay khớp háng. Để tăng cường sức khỏe và khả năng phục hồi, người bệnh lưu ý:

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe hệ xương.

– Tăng cường thực phẩm giàu protein để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

– Không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng.

– Hạn chế thực phẩm có mùi tanh như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống… để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Liên hệ ngay hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới khoảng 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người từng bị đau khớp gối ít nhất 1 lần. Theo dõi bài […]