Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

26/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối trong bài viết sau!

Phẫu thuật thay khớp gối là gì?

Phẫu thuật thay khớp gối, hay còn được gọi là phẫu thuật thay khớp háng. Đây là một quy trình phẫu thuật để thay thế khớp gối bị tổn thương hoặc mất chức năng bằng một khớp gối nhân tạo. Khớp nhân tạo được làm từ các vật liệu như kim loại hoặc nhựa cao cấp.

Phẫu thuật khớp gối thường được thực hiện khi các biện pháp điều trị không phẫu thuật như:

– Thuốc giảm đau,

– Tập luyện, 

– Hoặc can thiệp như tiêm corticosteroid không còn hiệu quả. Lúc này bệnh nhân gặp phải sự hạn chế về chức năng và đau đớn nặng nề do tổn thương khớp gối.

Phẫu thuật thay khớp gối giúp loại bỏ phần đầu xương bị hỏng và thay thế bằng vật liệu nhân tạo

Biến chứng sau phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối là một quy trình phẫu thuật lớn. Có thể gặp một số biến chứng sau khi thực hiện. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi phẫu thuật thay khớp gối:

– Nhiễm trùng:

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra sau phẫu thuật thay khớp gối. Đây có thể là nhiễm trùng của vết mổ. Hoặc nhiễm trùng của khớp gối mới.

– Đau và sưng phù:

Đau và sưng phù xung quanh vùng khớp gối là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và viêm vết mổ. 

– Thất bại của khớp gối nhân tạo:

Mặc dù hiếm, nhưng khớp gối nhân tạo có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật. Hoặc hỏng hóc sau một thời gian sử dụng. Từ đó dẫn đến cần phải thay thế lại.

– Huyết khối và cục máu:

Nguy cơ hình thành huyết khối và cục máu sau phẫu thuật thay khớp gối có thể gây ra cảm giác đau và sưng tại vùng mổ. Huyết khối cũng có thể di chuyển. Từ đó gây ra các vấn đề khác như đau tim.

– Biến dạng khớp gối:

Trong một số trường hợp, khớp gối nhân tạo có thể trượt ra khỏi vị trí của nó. Từ đó gây ra biến dạng hoặc suy giảm chức năng của khớp.

– Tích tụ chất lỏng:

Trong một số trường hợp, có thể có sự tích tụ chất lỏng hoặc nhầy ở vùng khớp gối. Từ đó gây ra đau và không thoải mái.

Hiện nay với sự tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật, tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thảo luận mọi lo ngại với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.

Cứng gối là biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thay khớp gối

Khi nào tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối?

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn quá trình phục hồi chức năng ngay khi bệnh nhân tỉnh táo sau cuộc phẫu thuật. Người bệnh sẽ được chỉ đạo thực hiện những bài tập gập gối và di chuyển nhẹ nhàng. Có thể sử dụng nạng hoặc khung tập đi để hỗ trợ.

Chương trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối bao gồm các bài tập nhằm hỗ trợ sự vững chắc của khớp gối, cải thiện lực thăng bằng và thực hiện các hoạt động chức năng. Các bài tập chủ yếu bao gồm:

– Bài tập sức cơ: Tập trung vào việc luyện cơ mông, khớp háng, cơ đùi và cơ cẳng chân.

– Bài tập chống chân chịu lực: Trong trường hợp sử dụng loại khớp có xi măng, người bệnh sẽ thực hiện bài tập chống chân chịu lực dần lên chân mổ. Và nâng cao dần trọng lượng. Với loại khớp không có xi măng, người bệnh có thể đặt ngón chân xuống đất từ từ. Ngừng lại nếu cảm thấy đau. Sau đó tăng dần trọng lượng xuống chân đó.

– Bài tập kết hợp: Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như đạp xe hoặc bơi lội. Kết hợp với các hoạt động hằng ngày như lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lên xuống giường.

Lưu ý gì trong quá trình phục hồi?

Bệnh nhân thường mất khoảng 3 tháng để khôi phục chức năng bình thường sau phẫu thuật. Sau một năm, họ có thể không nhận ra sự khác biệt giữa khớp thật và khớp nhân tạo. Để hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh cần lưu ý đến những điểm sau:

– Tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm theo đơn của bác sĩ. Để giảm tình trạng đau sưng ở khớp gối.

– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như khung tập đi, nạng, gậy tùy thuộc vào giai đoạn hồi phục.

– Duy trì thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để ngăn chặn tình trạng cứng khớp và tránh áp lực quá mức lên khớp gối.

– Không ngồi khoanh chân trong 6 tuần đầu sau mổ.

– Khi ngủ, tránh kê gối ở bên dưới khớp gối mổ để không làm mất duỗi đầu gối.

– Hạn chế xoay khớp gối.

– Sử dụng giày hỗ trợ di chuyển.

– Tránh quỳ trên đầu gối mổ.

– Chườm đá trong 20 phút sau mỗi 3 – 4 giờ để giảm sưng và đau.

Mất bao lâu có thể đi lại bình thường?

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối tập trung là việc luyện cơ mông, cơ đùi và cơ cẳng chân

Người bệnh thường mất khoảng 4 – 6 tuần để hoàn tất chương trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối. Quá trình này kết thúc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào công việc hay mức độ hoạt động mà người bệnh thực hiện.

Với riêng mỗi trường hợp, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian. Và duy trì trạng thái tốt nhất cho người bệnh. Giúp người bệnh sớm trở lại với công việc hay các hoạt động hằng ngày.

Sau khi phục hồi, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể chất với cường độ thấp như:

–  Đi bộ, 

– Yoga cơ bản, 

– Thái cực quyền, 

– Các môn thể thao dưới nước… 

Tránh tập các bộ môn tập luyện với cường độ cao như bóng đá, quần vợt, bóng rổ…

Trên đây là những thông tin về phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối. Quá trình phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tốt nhất là ngay sau khi người bệnh tỉnh táo sau phẫu thuật. Quá trình tập luyện cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên. Liên hệ HOTLINE 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám với chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới khoảng 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người từng bị đau khớp gối ít nhất 1 lần. Theo dõi bài […]