Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

30/05/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm hiện là căn bệnh phổ biến. Đây là tình trạng tổn thương vòng bao xơ (vòng sợi) đĩa đệm cột sống. Từ đó khiến nhân nhầy trong trong bao xơ thoát ra ngoài, gây chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống sống. 

Biểu hiện điển hình của bệnh là các cơn đau cột sống dai dẳng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên thường gặp nhất là cột sống cổ, cột sống thắt lưng… . Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu lành mạnh.

Thoát vị đĩa đệm là chấn thương thường gặp ở cột sống

Các giai đoạn của bệnh

Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức, tê buốt. Những cơn đau này lan từ thắt lưng dọc xuống chân hoặc từ cổ tới vai gáy, cánh tay… tùy vị trí đốt sống bị tổn thương.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn.

– Giai đoạn 1: Khó phát hiện bởi người bệnh chỉ cảm thấy tê bì tay chân nhẹ, không đau nhức do đĩa đệm biến dạng. Nhưng vòng bao xơ đĩa đệm chưa bị tổn thương.

– Giai đoạn 2: Các cơn đau vẫn chưa rõ ràng. Nhưng vòng bao xơ đã bị rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra, đĩa đệm phình to.

– Giai đoạn 3: Phần lớn bệnh nhân sẽ đi khám ở giai đoạn này do các cơn đau dữ dội hơn và kéo dài dai dẳng. Lúc này vòng bao xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra ngoài. Từ đó gây chèn ép lên các rễ thần kinh.

– Giai đoạn 4: Các cơn đau kéo dài, diễn biến đột ngột. Nguyên nhân là do các rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy suy sụp, căng thẳng, stress nặng.

Nguyên nhân gây thoát vị địa đệm

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

– Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế. Dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

– Do tuổi tác: Là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng. Từ đó rất dễ dàng bị tổn thương

– Do chấn thương ở vùng lưng

– Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

– Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

– Cân nặng của cơ thể: Cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao. Đặc biệt là ở khu vực thắt lưng

– Nghề nghiệp: Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đau nhói vùng lưng dưới, lan dần xuống một bên mông, chân và bàn chân

Triệu chứng của bệnh

Tùy vào vị trí cột sống bị tổn thương mà người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Các dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn khi bệnh nhân di chuyển, làm việc và cải thiện khi được nghỉ ngơi. 

Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đau nhói vùng lưng dưới, lan dần xuống một bên mông, chân và bàn chân. Một số dấu hiệu khác bao gồm:

– Ngứa ran hoặc tê ở chân, bàn chân.

– Yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ là:

– Đau gần hoặc giữa hai xương bả vai.

– Cơn đau lan dầu đến vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay.

– Đau cổ, đặc biệt là vùng lưng và hai bên cổ.

– Đau tăng lên khi cúi hoặc xoay cổ.

– Tê hoặc ngứa ran trong cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài các cơn đau nhức khó chịu và phiền toái, sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thoát vị đĩa đệm gây ra các biến chứng như:

– Đi đứng, vận động các chi khó khăn.

– Tổn thương hệ thần kinh gây các cơn đau gia tăng theo lực tác động lên cột sống và mức độ hoạt động.

– Rối loạn cảm giác: không có cảm giác tê bì tay chân, nóng/lạnh bất thường.

– Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: không thể di chuyển liên tục. Buộc phải vừa đi vừa nghỉ.

– Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 và 4, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như teo cơ chi, rối loạn tiểu tiện thậm chí bại liệt, tàn phế…

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Trong đa số các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác hoặc để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:

– Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Các phương pháp này đều cung cấp những hình ảnh có giá trị chẩn đoán khác nhau. Giúp phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng của bệnh nhân

– Test thần kinh: phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Phương pháp này giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại.

Phương pháp điều trị

Có 95% trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn qua dùng thuốc và vật lý trị liệu mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì điều trị trong ít nhất vài tháng thì mới có thể thấy được hiệu quả rõ rệt. 

Điều trị nội khoa

– Dùng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giảm đau Opioid, thuốc giãn cơ… 

Lưu ý rằng liều lượng và cách sử dụng cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Và dựa trên tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh của người bệnh.

– Tiêm Steroid ngoài màng cứng: Giúp giảm đau, giảm sưng. Người bệnh sẽ được chụp X-quang hoặc CT để tìm vị trí thích hợp để tiêm.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng là phương pháp bảo tồn hiệu quả được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sẽ thực hiện:

–  Các bài tập kéo giãn cơ theo hướng dẫn của bác sĩ

– Các biện pháp châm cứu, bấm huyệt,

– Nắn chỉnh khớp để đưa đĩa đệm sai lệch về đúng vị trí ban đầu. 

Hiện tại, phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ – xương – khớp và y học cổ truyền.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám với chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]