Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

08/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Thế nào là cong vẹo cột sống?

Ở người bình thường, cột sống thường chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị vẹo lệch khỏi trục sinh lý bình thường. Bệnh thường được chẩn đoán ở lứa tuổi thanh thiếu niên (khoảng 15 đến 24 tuổi).

Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống đều nhẹ và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số ít tiến triển nặng khi trẻ lớn, trường hợp nặng có thể gây tàn phế. Khi cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.

So sánh giữa cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo

Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp

Vẹo cột sống thường được chia thành 3 dạng bao gồm:

Vẹo cột sống bẩm sinh: 

Cột sống biến dạng từ khi trẻ mới chào đời. Biểu hiện gồm: hình dáng tổng thể của trẻ nghiêng về một bên, đầu bị nghiêng, vòng eo không đều.

Vẹo cột sống do thần kinh: 

Thường gặp khi dây thần kinh hoặc cơ bắp bị tổn thương do chấn thương. Gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ bắp và tủy sống. 

Vẹo cột sống tự phát hay vẹo cột sống vô căn: 

Là tình trạng gặp phổ biến nhất. Cột sống biến dạng trong quá trình phát triển của xương. Thường tiến triển nhanh nhất ở độ tuổi dậy thì. Bé gái từ 12-14 tuổi; bé trai từ 13-15 tuổi. 

Dấu hiệu cong vẹo cột sống

Khi bị cong vẹo cột sống, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Hai vai không đều nhau.

– Hai bên xương bả vai có sự chênh lệch rõ.

– Vùng eo không đều.

– Một bên hông cao hơn bên còn lại.

– Một bên khung xương sườn bị nhô ra phía trước.

– Lưng nhô cao lên khi cúi người về phía trước.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cong vẹo cột sống là ngồi học, làm việc sai tư thế. Ngoài ra, một số bệnh lý có thể khiến cột sống bị cong vẹo như

– Một số tình trạng thần kinh cơ, chẳng hạn như bại não hoặc loạn dưỡng cơ;

– Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống;

– Từng phẫu thuật thành ngực khi còn bé;

– Chấn thương hoặc nhiễm trùng cột sống;

– Bất thường tủy sống.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cong vẹo cột sống

Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cong vẹo cột sống, bao gồm:

– Tuổi tác: Các dấu hiệu và triệu chứng cong vẹo cột sống thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên.

– Giới tính: Mặc dù cả bé trai và bé gái đều có thể mắc chứng vẹo cột sống nhẹ với tỷ lệ tương đương nhau. Những bé gái có nguy cơ cong vẹo xấu đi và cần điều trị cao hơn nhiều.

– Tiền sử gia đình: Vẹo cột sống có thể xảy ra trong gia đình. Nhưng hầu hết trẻ em bị cong vẹo cột sống không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Biến chứng khi cột sống bị cong vẹo

Cong vẹo cột sống có thể gây ra các biến chứng như:

–  Các vấn đề hô hấp: Khi cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng, khung xương sườn có thể ép vào phổi gây ra hạn chế hô hấp.

– Đau lưng: Những người bị cong vẹo cột sống từ nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi trưởng thành.

– Mất thẩm mỹ: Cong vẹo cột sống nghiêm trọng sẽ dẫn đến sự biến dạng như:

+ Hông và vai không đều nhau,

+ Xương sườn nổi lên rõ,

+ Thân bị lệch sang một bên. 

Những vấn đề này khiến người bị cong vẹo cột sống thường cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp chẩn đoán

Khi có những biểu hiện nghi ngờ bị vẹo cột sống, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ sẽ thông qua các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:

Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

– Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt hàng ngày, các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải,… 

– Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát sự biến dạng lưng của người bệnh khi đứng thẳng để kiểm tra tình trạng của cột sống: 

+ Cột sống cong vẹo sang một bên hoặc ưỡn ra trước, 

+ Cột sống gù ra sau so với trục giải phẫu của cột sống, có thể là một đường cong hoặc hai đường cong,

+ Vai và vùng eo của người bệnh có cân xứng hay không,

+ Khi cúi lưng có xuất hiện ụ gồ hay không,…

Xét nghiệm hình ảnh

Thông qua chụp X-Quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cột sống của bạn có bị vẹo không?

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm:

– Chụp X-quang cột sống thẳng và nghiêng: Để đánh giá độ cong vẹo cột sống. Ngoài ra còn giúp đánh giá tuổi xương và các dị tật bẩm sinh vùng cột sống.

– Chụp MRI (cộng hưởng từ): Được chỉ định khi nghi ngờ có khối chèn ép tuỷ. Cho ra hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh cột sống.

– Chụp cắt lớp vi tính CT: Được chỉ định khi nghi ngờ có sự chèn ép thân đốt sống hoặc đĩa đệm. Trong quá trình kiểm tra này, tia X chụp ở nhiều góc độ khác nhau. Từ đó cho ra hình ảnh 3D của cơ thể.

Vẹo cột sống có chữa được không?

Cong vẹo cột sống có thể điều trị cải thiện được hầu hết bằng phương pháp điều trị bảo tồn. 

Phần lớn những trường hợp vẹo cột sống ở người cao tuổi có thể được điều trị mà không phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ, sử dụng thuốc giảm đau không cần toa và một số bài tập tăng cường sức mạnh. Mục tiêu là giúp tăng cường sức mạnh cho cơ cổ và lưng của bạn cũng như cải thiện sự dẻo dai. Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì điều quan trọng là bạn cần từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc đã được chứng minh là thúc đẩy nhanh chóng sự lão hoá.

Bên cạnh đó, các bài tập chức năng cũng được áp dụng. Mục đích nhằm giúp người bệnh ổn định chức năng cột sống và dần cải thiện. Những bài tập vật lý trị liệu bao gồm:

– Bơi lội

– Chỉnh sửa tư thế hoạt động

– Các bài cho lưng và thắt lưng

Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị ngoại khoa phù hợp trong trường bệnh nhân bị đau nặng hoặc không đáp ứng thuốc.

Cong vẹo cột sống không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động mà còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình. Vì vậy, nếu nghi ngờ có các biểu hiện cong vẹo cột sống, người bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời. Nếu như cần tư vấn và đặt lịch khám, hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới khoảng 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người từng bị đau khớp gối ít nhất 1 lần. Theo dõi bài […]