Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

26/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau khớp gối không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới khoảng 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người từng bị đau khớp gối ít nhất 1 lần. Theo dõi bài viết để biết cách giảm đau hiệu quả ngay tại nhà!

Đau khớp gối – Bệnh lý thường gặp

Đau khớp gối là tình trạng đau nhức vùng gối, thường xuất hiện do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt không đúng cách hoặc do các vấn đề như bệnh lý, tuổi tác. Các yếu tố làm xuất hiện tình trạng đau khớp gối phổ biến như:

– Khớp gối bị tổn thương

– Mắc bệnh về khớp

– Có vấn đề cơ học.

– Tái phát chấn thương trước đó, suy giảm chức năng cơ bắp, thừa cân, béo phì…

Khi bị đau khớp gối, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như:

– Đau nhức vùng gối

– Sưng đỏ vùng quanh khớp

– Khớp gối có cảm giác cứng, khó vận động

– …

Hướng dẫn làm giảm đau khớp gối tại nhà

Với các trường hợp đau khớp gối mới xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp đau đơn giản tại nhà như:

Chườm nóng, chườm lạnh

Khi xuất hiện cơn đau khớp gối, chườm nóng hay chườm lạnh là một trong những phương pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu. 

– Chườm nóng: Dùng khăn ấm, nóng chườm vào vùng gối bị đau khớp để làm dịu cơn đau. Lưu ý: Không áp dụng với các trường hợp có vết thương hở hoặc đang bị viêm da.

– Chườm lạnh: Dùng khăn bọc đá bên trong để chườm lên vùng gối bị đau. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp khớp gối sưng đau do chấn thương.

Chườm nóng/ lạnh giúp giảm đau hiệu quả
Chườm nóng/ lạnh giúp giảm đau hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cơ thể bạn là những gì bạn ăn vào. Ăn uống khoa học, lành mạnh với chế độ dinh dưỡng giàu các dưỡng chất tốt cho xương khớp chính là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, giảm đau hiệu quả. Trong đó, bạn nên tăng cường các loại omega-3, vitamin, canxi trong chế độ ăn với các loại thực phẩm như: cá, trứng, đậu nành, bơ, quả mọng, hạt lanh… Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa saponin như: khoai tây, ớt, hạt tiêu, cà chua… và các thực phẩm mặn.

Kiểm soát cân nặng

Một trong những lý do phổ biến mà nhiều người không ngờ tới khiến tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn chính là việc cân nặng vượt ngưỡng phù hợp. Khi cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa, bạn sẽ dễ bị mệt mỏi, trạng thái chậm chạp và áp lực ở đầu gối tăng cao. Tình trạng này kéo dài khiến khớp gối bị thoái hóa. 

Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của đau khớp gối.

Hoạt động đúng tư thế

Vận động sai tư thế khiến khớp gối của bạn ngày càng trở nên sưng đau và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chỉ cần điều chỉnh lại các tư thế ngồi, đi đứng… thì tình trạng đau khớp có thể giảm đi rõ rệt. Trong đó, hãy lưu ý:

– Không ngồi vắt chéo chân. Ngồi ghế có độ cao phù hợp.

– Hạn chế các hoạt động sử dụng đầu gối quá nhiều.

– Không nên đứng một chỗ trong thời gian dài. Dùng giày dép thoải mái.

– Ngồi thẳng lưng.

– …

Bổ sung thực phẩm chức năng

2 loại hợp chất có thể hỗ trợ giảm sưng viêm, đau nhức xương khớp và cải thiện vận động hiệu quả chính là Chondroitin và Glucosamine.Việc sử dụng các sản phẩm có chứa 2 hợp chất này sẽ giúp bạn làm giảm đáng kể tình trạng đau nhức, cải thiện khả năng vận động xương khớp. 

Để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả sử dụng tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.

Thực hiện các bài tập giảm đau

Để cải thiện cơn đau, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, bạn nên thực hiện các bài tập hỗ trợ như:

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối

+ Đứng thẳng lưng trong tư thế để hai chân song song

+ Bước chân trái lên phía trước, ngả người nhẹ nhàng về phía trước và vịn hai tay vào lưng ghế.

+ Khuỵu đầu gối chân trái xuống đất, chân phải duỗi thẳng.

+ Giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

+ Thực hiện liên tục 5 lần/ chân.

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối
Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối

– Bài tập tăng sức mạnh cơ tam đầu đùi

+ Nằm sấp, duỗi thẳng chân

+ Đưa một chân lên cao, mũi chân hướng vào người để kéo giãn cơ đùi tối đa.

+ Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi từ tự hạ chân xuống.

+ Thực hiện lặp lại liên tục từ 5 – 10 lần sau đó thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập tăng sức mạnh cơ tam đầu đùi
Bài tập tăng sức mạnh cơ tam đầu đùi

Các phương pháp trên có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời, giúp người bệnh tăng cường sức mạnh  khớp gối. Nếu tình trạng đau kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển, gây biến chứng sức khỏe.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]