Cong vẹo cột sống ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

05/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Cong vẹo cột sống ở trẻ chiếm khoảng 0.5 – 1% dân số, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống và sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Xem ngay các dấu hiệu và giải pháp cho tình trạng này trong phần dưới của bài viết!

Tổng quan về cong vẹo cột sống ở trẻ

Ở người bình thường, cột sống có độ uốn cong tự nhiên để có thể phân phối đều lực và sức nặng cơ thể. 

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong bất thường (cong về 1 phía, bên phải hoặc bên trái) với độ cong từ vừa đến nặng. Cột sống thay vì chạy thẳng dọc theo lưng một cách tự nhiên thì cong sang một bên theo hình chữ S hoặc chữ C. Cong vẹo thường diễn ra ở vùng cột sống ngực, hoặc cột sống thắt lưng, hoặc cả hai.

Theo thống kê từ chuyên gia sức khỏe học đường, cong vẹo cột sống ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là tuổi dậy thì. Trung bình, cứ khoảng 25 trẻ em gái thì có 1 trẻ bị cong vẹo cột sống và tỷ lệ này ở bé trai là 1/2000.

Cong vẹo cột sống nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu trẻ có ý thức điều chỉnh đúng tư thế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, cột sống của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm, điều chỉnh tư thế phù hợp.

Dấu hiệu khi trẻ bị cong vẹo cột sống

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị cong vẹo cột sống, trẻ thường có các dấu hiệu như:

– Độ dốc của hai vai không đều, một vai cao một vai thấp.

– Nhô xương bả vai, độ nhô không đều, bên cao bên thấp.

– Khoảng cách từ mỏm xương bả vai đến gai đốt sống của hai bên vai không bằng nhau.

– Mào chậu hai bên không cân đối, một bên cao một bên thấp.

– Đầu không ở chính giữa mà thường hơi nghiêng sang một bên

– Một bên cơ thể thường bị gầy hơn

– Độ dài của các xương sườn không đều nhau

Thực tế, hiện nay nhiều trẻ có xu hướng mặc quần áo rộng nên cong vẹo cột sống thường khó được phát hiện hơn. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều chỉnh tư thế và điều trị của trẻ.

Cong vẹo cột sống khiến độ dốc hai vai của trẻ không đều
Cong vẹo cột sống khiến độ dốc hai vai của trẻ không đều

Biến chứng

Cong vẹo cột sống ở trẻ nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Giảm chiều cao

– Lệch hông

– Đau lưng, đau chân

– Yếu cơ

– Mất khả năng vận động

– Chức năng tim phổi có thể bị ảnh hưởng

Các biến chứng có thể trở nên nghiêm trọng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Nếu không được khắc phục kịp thời, biến chứng có thể diễn ra vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống thường xuất hiện và phát hiện ở trẻ trong tuổi dậy thì do đây là giai đoạn cột sống dễ biến dạng. Thống kê cho thấy có khoảng 2 – 3 trẻ trong tuổi dậy thì bị cong vẹo cột sống. 

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây cong vẹo cột sống ở trẻ:

– Nhóm tự phát: Nguyên nhân không rõ ràng, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì ở trẻ

– Nhóm dị tật bẩm sinh: Do trẻ có các dị tật cột sống bẩm sinh như: dính đốt sống, tật nửa thân đốt sống…

– Nhóm ngoại cảnh: trẻ ngồi học sai tư thế, mang vác vật nặng, mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ bị chấn thương do tai nạn…

Giải pháp 

Chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ

Để chẩn đoán cong vẹo cột sống, trẻ thường được kiểm tra thể chất kết hợp với chụp X-quang:

Kiểm tra thể chất

Để kiểm tra cong vẹo cột sống, bác sĩ hướng dẫn trẻ cúi người về phía trước trong tư thế đầu gối thẳng, tay buông thõng, hai chân chụm lại để quan sát từ phía sau, phát hiện các bất thường trong hình dạng xương. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn trẻ đứng thẳng để kiểm tra độ cân bằng của vai, hông và vị trí của đầu. Sau đó, bác sĩ kiểm tra khả năng chuyển động của cột sống theo các hướng khác nhau.

Cong vẹo cột sống được chất đoán qua thăm khám thể chất và chụp X-quang
Cong vẹo cột sống được chất đoán qua thăm khám thể chất và chụp X-quang

Chụp X-quang

Chụp Xquang giúp cung cấp hình ảnh rõ ràng của xương cột sống từ đó bác sĩ xác định chính xác vị trí đường cong, góc vẹo và đánh giá mức độ cong vẹo của trẻ. Với độ cong vẹo trên 20 độ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngay lập tức với các phương pháp phù hợp theo từng độ tuổi khác nhau.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị cong vẹo cột sống sẽ dựa trên các yếu tố như:

– Mức độ nghiêm trọng

– Vị trí đường cong

– Độ tuổi

Sau khi đánh giá các yếu tố trên, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp thường được chỉ định như

Điều trị nội khoa

Người bệnh được theo dõi tình trạng cong vẹo khi độ cong nhỏ hơn 20 độ, đang trong giai đoạn trưởng thành. Việc theo dõi cần được tiến hành sát sao để tránh cong vẹo trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ được kiểm tra định kỳ 6 – 12 tháng/ lần kết hợp với điều chỉnh tư thế đúng cách cho đến khi kiểm soát được hoàn toàn cong vẹo cột sống.

Với những trường hợp cong từ 20 – 40 độ, trẻ thường được chỉ định đeo nẹp để ngăn ngừa tình trạng cong, hạn chế tối đa việc phải phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa – phẫu thuật chỉnh vẹo, cố định cột sống

Với trường hợp đường cong lớn hơn 40 độ, việc dùng nẹp sẽ không mang lại hiệu quả trong điều trị. Khi đó, trẻ thường được chỉ định phẫu thuật để nắn chỉnh lại các đốt sống, cố định cột sống, ngăn tiến triển cong vẹo. 

Khi đó, bác sĩ sử dụng thanh kim loại để gắn vào cột sống với móc, dây và vít để nắn chỉnh cố định các đốt sống cong, các đốt sống khác vẫn có thể di chuyển, hỗ trợ chuyển động bình thường.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]