Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

27/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thoái hóa khớp háng thuộc nhóm bệnh lý nguy hiểm, là một trong những hệ lụy của tuổi già. Bệnh thường diễn tiến chậm, khó phát hiện và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị sớm, phù hợp.

Tổng quan về thoái hóa khớp háng
Tổng quan về thoái hóa khớp háng

Tổng quan về thoái hóa khớp háng

Cấu tạo của khớp háng

Khớp háng là nơi tiếp giáp giữa xương chậu và xương đùi, đóng vai trò trụ đỡ phần cơ thể phía trên, hấp thụ lực tác động lên cơ thể khi đứng, đi, chạy. Khớp háng là điểm trụ trung tâm cho các cử động của cơ thể, đặc biệt là các động tác gập, duỗi. 

Cấu tạo của khớp háng gồm hai phần chính là chỏm xương đùi hình cầu và ổ cối xương chậu hình lõm. Trong đó, ổ cối xương chậu được bao bởi một lớp sụn viền có cấu trúc dạng sợi. Lớp sụn này có vai trò phòng ngừa phân tách mặt khớp, duy trì dịch trong khớp, đảm bảo độ chắc chắn của khớp háng.

Suy yếu do thoái hóa hay do các nguyên nhân khác đều khiến khớp háng bị suy giảm chức năng, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng (Hip osteoarthritis) là bệnh lý cơ xương khớp xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi. Đây là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn gây ra những cơn đau dai dẳng cho người bệnh.  Thoái hóa khớp háng gây biến đổi cấu trúc khớp, thậm chí gây tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời và kiểm soát tốt.

Việc phát hiện, điều trị sớm sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nguy cơ tàn phế.

Phân loại thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng được chia thành 2 loại chính là:

– Thoái hóa khớp háng nguyên phát: thường gặp ở người trên 60 tuổi.

– Thoái hóa khớp háng thứ phát: chiếm khoảng 50% trường hợp và được chia thành các dạng nhỏ như:

+ Thoái hóa khớp háng sau chấn thương (trật khớp háng, vỡ ổ cối, gãy cổ xương đùi…)

+ Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải hoặc sau khi hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

+ Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ (thiếu sản khớp háng, trật khớp háng…)

Đối tượng nguy cơ

Khớp háng thoái hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó, bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở:

– Người cao tuổi

– Người từng bị tai nạn, chấn thương ở khớp háng

– Có bệnh sử viêm khớp háng

– Nữ giới

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng chủ yếu liên quan đến lão hóa do tuổi tác. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan có thể gây bệnh như:

– Khớp háng có dị dạng bẩm sinh gây ra loạn sản, trật khớp…

– Chấn thương (gãy xương hông, rách sụn chêm…) khiến khớp háng bị suy yếu, dễ bào mòn.

– Vận động cường độ cao: tham gia liên tục các môn thể thao có tính đối kháng, va chạm cao; lao động chân tay nhiều, nặng…

– Di truyền: ước tính di truyền ảnh hưởng tới 60% trường hợp mắc thoái hóa khớp háng.

– Giới tính: Một số chuyên gia chỉ ra rằng, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới khoảng 10%.

– …

Khớp háng bị thoái hóa
Khớp háng bị thoái hóa

Triệu chứng của thoái hóa khớp háng

Đau nhức vùng khớp háng là triệu chứng điển hình nhất khi khớp háng bị thoái hóa. Tùy vào giai đoạn bệnh mà tính chất cơn đau có thể khác nhau:

– Giai đoạn đầu

Đau tập trung chủ yếu ở vùng bẹn. Đau có thể lan xuống mông, đùi hay khớp gối. Đau tăng khi đứng lâu hoặc cử động khớp.

– Giai đoạn sau

Đau dữ dội hơn vào sáng sớm và đau mỏi vào chiều tối. Đau tăng khi di chuyển hoặc khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

– Giai đoạn muộn

Đau tăng. Đau nhiều hơn về đêm, ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Mỗi khi giao mùa, người bệnh lại cảm thấy đau nhức khớp háng kèm mệt mỏi.

Thông thường, các cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi kéo dài cũng sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Cùng với đau vùng khớp háng, người bệnh còn cảm nhận được các dấu hiệu bệnh như:

– Cứng khớp, đặc biệt là khi ngồi quá lâu hoặc vào lúc sáng sớm. Biên độ vận động của khớp suy giảm.

– Khô khớp. Nghe thấy âm thanh lục cục, lạo xạo phát ra mỗi khi có cử động khớp.

– Sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn do không thể thực hiện được các động tác đơn giản như: cúi người, đi lại…

Đặc biệt, khi cảm thấy khớp có hiện tượng sưng, nóng, người bệnh cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, vô cùng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp háng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa khớp háng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị thoái hóa khớp háng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, người bệnh cần được khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh liên quan:

– Khám lâm sàng

Bác sĩ thăm hỏi người bệnh các triệu chứng và sự ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống thường ngày. Một số vấn đề thường được kiểm tra như:

+ Dấu hiệu yếu cơ bẹn

+ Biên độ vận động của khớp háng

+ Tình trạng sưng, đau khớp

+ Đánh giá các hình thức vận động, sải chân

– Xét nghiệm hình ảnh

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định chụp Xquang để kiểm tra:

+ Độ bào mòn lớp sụn khớp

+ Sự phát triển của gai xương ở các vị trí, đặc biệt là ở xương chậu và chỏm xương đùi

+ Đặc xương dưới sụn tại khu vực chịu lực tỳ đè lớn

+ Khuyết xương

Cùng với đó, tùy từng trường hợp mà người bệnh có thể làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như: chụp CT, siêu âm, chụp MRI…

Để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân cũng được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu như:

– Siêu âm mạch máu, động mạch đồ

– Xét nghiệm công thức máu

– Định lượng đường trong máu (với người bệnh trên 50 tuổi và có tiền sử đái tháo đường, BMI>25)

– Điện tâm đồ, điện giải đồ

– Xét nghiệm creatinin, men gan

Điều trị

Thoái hóa khớp háng không thể chữa khỏi hoàn toàn

Hiện y học vẫn chưa có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng khớp háng thoái hóa. Các biện pháp đưa ra hiện nay đều nhằm đến mục đích cải thiện triệu chứng đồng thời phòng ngừa biến chứng:

– Kiểm soát cơn đau

– Tăng khả năng di chuyển, vận động

– Giảm nguy cơ tàn phế, cải thiện chất lượng cuộc sống

Biện pháp điều trị

Hiện nay, tình trạng khớp háng thoái hóa thường được điều trị với các phương pháp:

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được kê đơn như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ…

– Phẫu thuật khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Các loại phẫu thuật thường được áp dụng như:

+ Thay thế khớp háng để loại bỏ vùng khớp háng bị tổn thương, thay bằng khớp nhân tạo để tăng khả năng vận động của người bệnh. Tùy vào tình trạng thoái hóa mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thay thế toàn bộ hay một phần khớp háng.

Người bệnh có thể được thay khớp nhân tạo
Người bệnh có thể được thay khớp nhân tạo

+ Cắt bỏ gai xương để giảm/ ngăn ngừa tình trạng chèn ép mạch máu, biến dạng khớp…

+ Vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Thoái hóa khớp háng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung về thoái hóa khớp háng. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324