Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

04/06/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nhiều mẹ bầu sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán bị nhau bám thấp thì rất lo lắng. Vậy nhau bám thấp là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!

Nhau bám thấp là gì?

Nhau thai phát triển bình thường sẽ có bánh nhau bám ở đáy tử cung về bên trái hoặc bên phải. Thai kỳ phát triển, tử cung được kéo giãn thì bánh nhau sẽ di chuyển lên trên hoặc lệch sang hẳn một bên. Tuy nhiên, khi nhau bám thấp thì một phần bánh nhau sẽ gắn ở dưới tử cung, gần cổ tử cung thay vì đáy tử cung như bình thường.

Nhau bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai

Trong tình trạng này, nhau thai nằm sát lỗ cổ tử cung nên sẽ dễ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung.  Từ đó dễ gây ra tình trạng xuất huyết. Vì vậy có thể coi nhau bám thấp là dạng nhẹ của nhau tiền đạo.

Dựa vào khoảng cách của bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung mà nhau tiền đạo được chia làm 4 loại:

– Loại 1 –  Nhau bám thấp: Bờ dưới bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong cổ tử cung, cách lỗ trong cổ tử cung dưới 2cm.

– Loại 2 – Nhau bám mép: Bờ dưới bánh nhau bám đến sát lỗ trong cổ tử cung.

– Loại 3 – Nhau tiền đạo bám trung tâm: Bờ dưới bánh nhau phủ qua và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.

– Loại 4 – Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau phủ qua và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

Nguyên nhân gây nhau bám thấp

Nguyên nhân chính khiến nhau bám thấp hiện nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa thì có nhiều yếu tố góp phần gia tăng tình trạng này. Cụ thể:

– Phụ nữ có tiền sử sinh mổ hoặc có vết sẹo trên thành tử cung như từng điều trị u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung…

– Phụ nữ mang đa thai hoặc từng có tiền sử sảy thai, nạo phá thai;

– Phụ nữ từng sinh nở nhiều lần;

Mang thai ở độ tuổi ngoài 35;

– Thai phụ bị viêm nhiễm tử cung;

– Phụ nữ từng bị nhau thai bám thấp ở lần mang thai trước đây;

– Phụ nữ có thói quen hút thuốc, sử dụng nhiều cafein;

– Chế độ ăn không đủ chất có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng tuần hoàn không tốt. Vì vậy nhau thai cần trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt dinh dưỡng;

Tình trạng nhau thai bám thấp có thể được phát hiện thông qua siêu âm

Dấu hiệu nhau thai bám thấp

Triệu chứng báo hiệu tình trạng nhau thai bám thấp thường thể hiện rõ nhất trong ba tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp:

– Ra máu trong khi mang thai: 

Ra máu trong khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của nhau thai bám thấp. Đây có thể là ra máu nhỏ giọt hoặc ra máu nhiều. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

– Đau bụng dữ dội: 

Đau bụng là một dấu hiệu khác của nhau thai bám thấp. Đau có thể ở vùng bụng dưới hoặc ở vùng cổ tử cung.

– Tình trạng chảy máu nhiều hơn và thường xuyên: 

Nếu mẹ bị ra máu không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu của tình trạng nhau bám thấp. 

– Thường cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt: 

Chán ăn, choáng váng hay chóng mặt thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu không đặc hiệu mà mẹ bầu cần chú ý. Khi có bất thường về cơ thể, mẹ nên đi khám thai sớm để được hướng dẫn và xử trí nếu cần thiết.

– Thở khó và đau ngực

Thở khó và đau ngực có thể là dấu hiệu của nhau thai bám thấp. Đặc biệt là khi thai nhi đang ở trong vị trí quá thấp.

Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

Nhau bám thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”

Tình trạng nhau bám thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

Nguy cơ cho mẹ

Thiếu máu: Mẹ bầu bị nhau tiền đạo, trong suốt thai kỳ rất dễ chảy máu nhiều lần. Từ đó làm gia tăng nguy cơ thiếu máu. Điều này dễ dẫn đến sinh non. Nặng hơn, nếu mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi trong bụng sẽ chậm phát triển.  

– Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, bánh nhau bị bóc tách sớm sẽ khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều. Có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp sinh mổ, sau khi mổ bóc tách khối rau sẽ làm cổ tử cung chảy máu nhiều. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu băng huyết nặng, mẹ bầu có thể phải cắt bỏ tử cung của mình.

– Nguy cơ sinh mổ gia tăng: Nhiều sản phụ bị nhau tiền đạo được bác sĩ chỉ định nhập viện sớm để theo dõi. Nhằm hạn chế tai biến sản khoa cũng như phương pháp sinh là sinh mổ.

Nguy cơ cho thai nhi

– Thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển: Bào thai bị tình trạng này là do mẹ thiếu máu. Nặng hơn có thể dẫn đến suy thai vô cùng nguy hiểm.

– Sinh sớm: Các bác sĩ sẽ chỉ định sinh sớm khi người mẹ ra máu quá nhiều, bằng phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, trẻ sinh non thường gặp một số vấn đề sức khỏe như cân nặng không đủ và suy đường hô hấp.

– Không thuận ngôi thai: Nhiều người cho rằng, chính việc nhau thai bám thấp đã làm cản trở việc bào thai quay đầu về vị trí thuận.

Điều trị nhau thai bám thấp thế nào?

Tùy theo mức độ ra huyết và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp không chảy máu hoặc lượng máu ít

Mẹ cần nhập viện theo dõi nếu như bị ra máu bất thường

Bác sĩ sẽ đề nghị mẹ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong trường hợp mẹ không ra máu hoặc ra ít. Bên cạnh đó tránh các hoạt động thể chất mạnh, kiêng quan hệ tình dục, theo dõi tình trạng xuất huyết thường xuyên. Nếu ra máu nhiều cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Khi chuyển dạ nếu không chảy máu hoặc chảy máu ít có thể theo dõi đẻ đường dưới âm đạo. Khi cổ tử cung mở có thể bấm ối sớm để hạn chế chảy máu.

Trường hợp chảy máu nặng

Mẹ bầu nếu chảy máu nặng sẽ được đề nghị nhập viện theo dõi. Tùy theo lượng máu bị mất bác sĩ sẽ có chỉ định truyền máu. Hoặc dùng thêm thuốc để ngăn chuyển dạ sớm.

Với thai nhi từ 36 tuần tuổi và mẹ bị chảy máu nặng, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp sinh sớm, bé có thể phải tiêm mũi trưởng thành phôi.

Chảy máu mất kiểm soát

Với trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ và mổ khẩn cấp.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nhau bám thấp. Đây là tình trạng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ cần tuân thủ sát sao lịch khám thai và các chỉ định của bác sĩ để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người  thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Hội thảo thai sản: Sinh thường hay sinh mổ ngày 19/10 diễn ra tại Bệnh viện Quốc tế DoLife

Hội thảo thai sản: Sinh thường hay sinh mổ ngày 19/10 diễn ra tại Bệnh viện Quốc tế DoLife

– Lần đầu sinh mổ thì lần sinh thứ hai có thể sinh thường được không? – Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? – Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sinh thường và sinh mổ? – Sinh mổ lần 2 nên cách lần đầu bao nhiêu lâu? – […]

Biện pháp phòng tránh cúm A tại nhà hiệu quả cho trẻ

Biện pháp phòng tránh cúm A tại nhà hiệu quả cho trẻ

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu. Bởi vậy rất dễ mắc bệnh cúm, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Vậy có những biện pháp phòng tránh cúm nào cho trẻ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Biểu hiện khi trẻ bị cúm A là gì? Cúm A […]

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

Ngày 3/10/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife tiếp nhận bệnh nhân L.T.H (34 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng hạ vị, tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo tiểu ra máu. Bệnh nhân được chụp X.quang hệ tiết niệu không chuẩn bị trước, có phát hiện dị vật trong bàng quang. Bệnh nhân […]