Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

23/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Đau dạ con sau sinh mổ

Đau dạ con sau sinh là vấn đề mà sản phụ nào cũng phải đối mặt
Đau dạ con sau sinh là vấn đề mà sản phụ nào cũng phải đối mặt

Đau dạ con sau sinh là cơn đau do co thắt tử cung.

Theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi mà tử cung của người phụ nữ cũng sẽ có sự giãn nở tương xứng. Cho đến khi sinh xong, tử cung sẽ bắt đầu co thắt để trở về kích thước ban đầu. Từ đó dẫn đến việc vô tình gây ra những cơn đau ở bụng.

Sau khi sinh em bé, trong tử cung sẽ còn sót các mô và máu thừa hay còn gọi là sản dịch. Lúc này, tử cung sẽ thực hiện co bóp để tống sản dịch ra ngoài theo đường sinh dục. Những con co thắt này sẽ gây nên tình trạng đau dạ con sau sinh.

Những cơn đau dạ con sau sinh thông thường sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Đôi khi nó cũng kéo dài lâu hơn tùy vào cơ địa mỗi người.

Vào 2 ngày đầu sau sinh cơn đau sẽ trở nên dữ dội nhất và đến ngày thứ 3 sẽ giảm dần. Mức độ đau càng mạnh thì tử cung của mẹ sẽ càng mau co lại.Tử cung của người lần đầu làm mẹ sẽ có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ bớt đau hơn so với người đã từng sinh non trước đó.

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ con sau sinh mổ

Khi em bé ra đời, tử cung của người mẹ vẫn phải tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài và trở về trạng thái ban đầu.

Ngoài ra, khi sinh em bé, cơ thể mẹ đã gần kiệt sức nên rất yếu và sức chịu đựng rất kém. Vì vậy nên khi tử cung co sẽ có cảm giác đau nhiều hơn. Và cơn đau dạ con sẽ dữ dội hơn khi mẹ cho bé bú. Nguyên nhân bởi hoạt đống bú sữa của em bé sẽ gây nên các cơn co thắt tử cung.

Đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Thời gian bao lâu sau đẻ mổ hết đau dạ con là câu hỏi mà sản phụ sinh mổ nào cũng qua tâm.

Thông thường, cơn đau dạ con sau sinh mổ sẽ chỉ kéo dài khoảng 2 ngày đầu sau sinh. Đây là thời gian tử cung co bóp mạnh nhất. Nên trong khoảng thời gian này mẹ sẽ thấy thật khó chịu và vất vả. Tuy nhiên những ngày sau, các cơn đau này sẽ có chiều hướng giảm dần và hết hẳn.

Sản dịch sau sinh sẽ hết sau khoảng 2 – 6 tuần. Đó cũng là thời gian tử cung của mẹ đóng lại và quay lại kích thước ban đầu. Tuy nhiên, mẹ nên đi khám ngay nếu quá thời gian này mà mẹ vẫn có các hiện tượng: 

  •  Chưa hết sản dịch
  • Sản dịch có mùi hôi
  • Đau bụng
  • Sốt 

Bởi lúc này rất có thể mẹ đã mắc các biến chứng sản khoa sau sinh.

Massage bụng nhẹ nhàng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn
Massage bụng nhẹ nhàng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn

Bí quyết cải thiện cơn đau dạ con sau sinh mổ

Để cái thiện tình trạng đau dạ con sau sinh, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:

Massage bụng

Khi bị đau dạ con, mẹ có thể nhờ người thân massage bụng để giảm nhẹ và hỗ trợ đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Mẹ hãy dùng tay sờ trên bụng kiểm tra xem vị trí nào có khối hơi cứng xuất hiện thì xoa xung quanh vùng cứng đó theo chiều kim đồng hồ. Mẹ cần thực hiện cho đến khi thấy mềm và dần hết đau là được.

Cho con bú

Một giải pháp khắc phục đau dạ con sau sinh là cho con bú. Khi đó cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến tử cung co hồi nhanh hơn. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ mất máu.

Mẹ sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất khi cho con bú càng nhiều bởi lúc này dạ con được co nhiều hơn.

Tuy nhiên, thay vì đau âm ỉ từ ngày này qua ngày khác thì thời gian đau sẽ nhanh chóng qua đi. Đặc biệt con vẫn được ăn no sữa mẹ. Và lượng sữa mẹ cũng được duy trì ổn định ngay từ đầu.

Tập luyện nhẹ khi nằm

Để các cơ không bị co cứng lại và sản dịch đẩy ra nhanh hơn thì mẹ nên tập cử động vùng khung sàn chậu và các cơ bắp thành bụng. Điều này giúp cơ và các dây chằng sàn chậu đàn hồi tốt hơn. Từ đó tránh được tình trạng sa tạng vùng chậu sau sinh.

Đi tiểu đúng lúc

Mẹ nên uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên sau khi sinh con để tình trạng đau dạ con cải thiện hơn. Đồng thời cũng là cách giúp tống khứ lượng sản dịch ra khỏi cơ thể mẹ nhanh chóng hơn.

Mẹ tuyệt đối không được nhịn tiểu khi đau bụng. Vì điều này dễ khiến dẫn đến tình trạng xuất huyết sau sinh hoặc viêm bàng quang.

Ngồi thiền

Ngồi thiền sau sinh giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm đau bụng. Mẹ nên ngồi thời gian ngắn rồi lại nằm nghỉ để không bị đau lưng, đau vai gáy sau này.

Cho con bú là một biện pháp giúp giảm đau dạ con hiệu quả
Cho con bú là một biện pháp giúp giảm đau dạ con hiệu quả

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho việc cải thiện cơn đau

Mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày một số thực phẩm như:

– Nghệ

– Việt quất

– Cá hồi

– Dầu olive

– Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa,… có chứa các loại vitamin B, C, A, omega-3, tryptophan, chất flavanoids,… 

Những thực phẩm này làm cải thiện cơn đau dạ con, giúp tử cung sớm phục hồi.

Sản phụ đau dạ con sau sinh mổ cần lưu ý gì?

Việc bị những cơn đau dạ con “hành hạ” sau sinh khiến cho các mẹ cảm thấy khá lo lắng. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp giảm đau như vừa nêu trên thì mẹ cùng nên chú ý những điều sau:

– Không tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng khi chưa nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

– Không tự ý chườm nóng, tránh dẫn đến tử cung không thể co bóp bình thường. Từ đó gây băng huyết sau sinh.

– Nhanh chóng tập đi lại nhẹ nhàng sau khi đã đỡ đau. Tránh để xảy ra tình trạng bí tiểu, dính ruột do hạn chế vận động.

Đau dạ con là nỗi “ám ảnh” với tất cả các mẹ bầu chứ không riêng các mẹ sinh mổ. Vì vậy để làm giảm bớt cơn đau, mẹ hãy lưu ý những phương pháp vừa nêu trên. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn mẹ nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]