Nguyên nhân và cách điều trị mất ngủ sau sinh

22/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 60% phụ nữ gặp phải tình trạng mất ngủ từ tuần thứ 32 của thai kỳ và 8 tuần sau khi sinh đẻ. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Làm sao để cải thiện tình trạng này?

Nguyên nhân và cách điều trị mất ngủ sau sinh
Nguyên nhân và cách điều trị mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh

Mất ngủ sau sinh ở phụ nữ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, không đủ giấc, dễ bị tỉnh giấc… sau khi “vượt cạn”. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé được khoảng 2 tháng tuổi hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp. 

Vấn đề này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính, thậm chí có các biểu hiện của trầm cảm: lo lắng quá mức, dễ bị kích động, dễ buồn bã, tâm trạng thay đổi thất thường… hay tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguyên nhân của chứng mất ngủ sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh, trong đó phổ biến là:

Thay đổi nội tiết tố

Sau khi chuyển dạ, sinh nở, phụ nữ trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố. Trong đó, nồng độ progesterone – hormone có đặc tính gây buồn ngủ giảm đột ngột khiến mẹ cảm thấy khó ngủ hơn. Cùng với đó, hormone melatonin – có tác dụng dễ ngủ do tuyến tùng tiết ra cũng suy giảm khiến giấc ngủ thường chập chờn, không ngon giấc.

Đổ mồ hôi ban đêm

Để làm sạch những chất lỏng dư thừa đã được sản xuất trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi hơn vào ban đêm. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Rối loạn tâm trạng sau sinh

Nghiên cứu của Đại học Pisa (Italia) chỉ ra rằng có khoảng 12 – 18% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm trạng: lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Điều này dẫn đến những thay đổi không nhỏ về giấc ngủ, gây ra chứng mất ngủ thường xuyên.

Cho con ăn

Trong đêm, mẹ thường xuyên phải tỉnh dậy để dỗ và cho con bú, việc vào lại giấc cũng không hề dễ dàng. Điều này khiến chứng mất ngủ lại càng khó tránh.

Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ
Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ

Thiếu sắt

Trong khi sinh, phụ nữ có thể bị mất máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu ở giai đoạn hậu sản. Thiếu sắt/ thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chứng mất ngủ sau sinh.

Hậu quả của mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh là vấn đề phổ biến, đồng thời cũng để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh cả về thể chất và tinh thần. Việc không ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém khiến mẹ không đủ sức khỏe và tỉnh táo để chăm sóc bé tốt nhất.

Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp lên người mẹ:

– Suy nhược cơ thể

– Đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các bệnh lý dễ dàng tấn công

– Ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra để cho con bú

– Tâm trạng thay đổi: dễ buồn bã, thất vọng, chán nản, cáu gắt, thậm chí trầm cảm…

Mất ngủ sau sinh để lại nhiều hệ lụy
Mất ngủ sau sinh để lại nhiều hệ lụy

Cách trị mất ngủ sau sinh

Để hạn chế những tác động của mất ngủ sau sinh, đồng thời tránh để tình trạng kéo dài thành mãn tính, mẹ cần sớm khắc phục tình trạng này và lưu ý áp dụng:

Xây dựng nhịp sinh học phù hợp

Cố gắng duy trì khung giờ ngủ cố định phù hợp để cơ thể quen với nhịp sinh hoạt khoa học. Đảm bảo ngủ đủ giấc 7 – 8 giờ mỗi ngày, mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian bé ngủ ban ngày để ngủ bù.

Đồng thời, mẹ cũng cần tập cho bé thói quen ngủ đêm, thức ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy tìm hiểu các kiến thức về trẻ sơ sinh để hiểu con hơn, từ đó sắp xếp kế hoạch công việc, ngủ nghỉ hợp lý.

Hạn chế caffeine

Hãy hạn chế nhất lượng caffeine sử dụng mỗi ngày để tránh tình trạng mất ngủ ban đêm. Đồng thời, mẹ nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp để có được chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tốt nhất.

Giảm căng thẳng

Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có nhiều mối lo. Điều này khiến phụ nữ sau sinh thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức dẫn đến tình trạng mất ngủ. Hãy tìm cách giải tỏa căng thẳng của bản thân: chia sẻ với chồng, người thân, bạn bè hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý nếu cần thiết.

Tập thể dục

Không chỉ với phụ nữ sau sinh mà với tất cả mọi người, tập thể dụng hàng ngày là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đi bộ buổi sáng không chỉ giúp giữ tinh thần tỉnh táo vào ban ngày mà còn giúp ngủ ngon vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không tập thể dục ngay trước khi ngủ. Thay vào đó, nên tập các bài thở sâu, thư giãn để đi vào giấc ngủ tốt hơn.

Áp dụng các mẹo hỗ trợ giấc ngủ

Ngoài những cách trị mất ngủ sau sinh bài viết đã chia sẻ, mẹ có thể áp dụng các mẹo hỗ trợ giấc ngủ:

– Tắt toàn bộ thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi ngủ để hạn chế lượng ánh sáng phát ra từ thiết bị điện tử gây mất ngủ.

– Giữ phòng tối, mát mẻ, thoáng khí vào ban đêm.

– Nằm nghiêng 45 độ khi ngủ.

– Sử dụng đồ uống hỗ trợ cải thiện giấc ngủ: trà gừng mật ong, trà táo đỏ kỷ tử, trà hoa cúc, sữa hạnh nhân, saffron, sữa ấm, sinh tố chuối…

– Massage lưng 20 phút mỗi tối

Hi vọng những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị mất ngủ sau sinh ở phụ nữ hữu ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin.

Nếu còn những thắc mắc về sức khỏe, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 1984 của BVQT DoLife để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]