Mất trí nhớ thoáng qua: Những điều cần biết!

04/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Mất trí nhớ là một hội chứng tập hợp những dấu hiệu gần giống với bệnh lý về não. Trong đó, mất trí nhớ thoáng qua (hay mất trí nhớ tạm thời) thường xảy ra ở những người thuộc độ tuổi trung niên trở lên, thường làm việc hoặc hoạt động trong môi trường nặng nhọc. 

Tìm hiểu khái quát về mất trí nhớ thoáng qua 

Những triệu chứng điển hình của chứng mất trí nhớ thoáng qua

Theo chuyên gia, mất trí nhớ thường xảy ra do các vấn đề về não ngày trở nên phổ biến và trẻ hóa dần. Hiện tượng này gây suy giảm chức năng của vỏ não, gây sụt giảm về tư duy, nhận thức, trí nhớ cũng như khả năng phán đoán, năng lực ngôn ngữ của người bệnh. Những thay đổi này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và gần như rất khó hồi phục, gây ảnh hưởng không nhỏ tới trí tuệ cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. 

Mất trí nhớ thoáng qua được xác định từ những triệu chứng phổ biến như: Người bệnh không có khả năng hình thành ký ức mới tuy nhiên lại có thể nhớ về quá khứ gần đây. Một khi triệu chứng được xác nhận, thì việc loại trừ nguyên nhân gây mất trí nhớ cũng vô cùng quan trọng. 

Một số triệu chứng phổ biến thường bao gồm: 

– Đột ngột mất trí nhớ, phải được người khác chứng kiến và xác nhận hiện tượng này. 

– Trong giai đoạn mất trí nhớ, vẫn giữ được những tính cách cá nhân. 

– Nhận thức hoàn toàn bình thường, chẳng hạn như là khả năng nhận biết, gọi tên người thân hoặc thực hiện một số thói quen quen thuộc. 

– Không có dấu hiệu tổn thương ở khu vực cụ thể của não, chẳng hạn như là bị tê liệt chân tay, cử động không chủ động hay gặp khó khăn khi giao tiếp. 

Một số triệu chứng bổ sung có thể giúp chẩn đoán cơn mất trí nhớ thoáng qua như: 

– Thời gian của cơn mất trí không quá 24 giờ và thường ngắn hơn. 

– Dần dần nhớ lại về ký ức. 

– Không bị chấn thương đầu ở thời gian gần đây. 

– Không có dấu hiệu bị co giật trong khoảng thời gian mất trí nhớ. 

– Không có tiền sử bị động kinh.

Mất trí nhớ thoáng qua xảy ra do các vấn đề về não ngày trở nên phổ biến và trẻ hóa dần.
Mất trí nhớ thoáng qua xảy ra do các vấn đề về não ngày trở nên phổ biến và trẻ hóa dần.

Mất trí nhớ khi nào cần đi gặp bác sĩ? 

Người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức, ngay khi nhận thấy người bệnh có nhận thức bình thường chuyển sang dấu hiệu bị lú lẫn về những gì xảy ra. 

Mặc dù mất trí nhớ tạm thời không quá nguy hiểm, tuy nhiên hiện tại không có cách nào để phân biệt tình trạng này với những bệnh lý khác. 

Những nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ tạm thời là gì? 

Nguyên nhân của chứng mất trí nhớ thoáng qua hiện nay vẫn chưa được biết đến. Có thể có mối liên hệ giữa chứng quên tạm thời với tiền sử đau nửa đầu nhưng chuyên gia vẫn chưa chứng minh được. Bên cạnh đó, khi máu tràn vào tĩnh mạch hoặc một số loại tắc nghẽn ở dòng máu cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến chứng mất trí nhớ tạm thời. 

Những vấn đề thường gây chứng mất trí nhớ tạm thời bao gồm: 

– Ngâm đột ngột trong nước lạnh/nước nóng. 

– Hoạt động thể chất quá sức. 

– Do quan hệ tình dục. 

– Các thủ tục y tế, chẳng hạn như là chụp động mạch hoặc là nội soi. 

– Do bị chấn thương đầu nhẹ. 

– Do cảm xúc khó chịu, có thể là do tin xấu, xung đột hoặc khi làm việc quá sức. 

Do hoạt động thể chất quá sức dẫn đến chứng mất trí nhớ
Do hoạt động thể chất quá sức dẫn đến chứng mất trí nhớ

Ngoài ra, một số tình trạng phổ biến có thể liên quan đến mất trí nhớ tạm thời như: 

– Sử dụng thuốc: Các nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn có liên quan đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời như là thuốc ngủ, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống lo âu, thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần…

– Do thiếu hụt dinh dưỡng: Nhìn chung, những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của của não. 

– Do uống rượu và hút thuốc quá nhiều, dẫn đến chứng mất trí nhớ tạm thời. Ngoài ra, hút thuốc cũng làm giảm lượng máu cung cấp cho não và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của động mạch. 

– Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc: Gây mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của bộ nhớ, đặc biệt là dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời khi làm việc. 

– Hormone gây căng thẳng cortisol: Được giải phóng với số lượng lớn trong thời gian hoang mang, lo lắng. Ngoài ra, cortisol cũng gây ảnh hưởng đến não và có liên quan đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời. 

– Do tuyến giáp hoạt động quá kém, góp phần làm giảm năng lượng và cảm giác hưng phấn, từ đó gây mất trí nhớ tạm thời. 

Đột quỵ nhỏ (TIA) và chấn thương não nhẹ cũng có thể gây mất trí nhớ tạm thời.

Các biện pháp chẩn đoán tình trạng mất trí nhớ thoáng qua 

Mặc dù chỉ là sự khởi đầu của chứng mất trí nhớ tạm thời thường xuất hiện đột ngột nhưng quá trình phục hồi chỉ diễn ra dần dần. Khi thời gian trôi qua, người bệnh sẽ dần nhớ lại các địa điểm và sự kiện cho đến khi hoàn toàn có thể nhớ lại được. Ngoài ra, khi tình trạng mất trí nhớ kết thúc, người bệnh sẽ không thể nhớ lại bất cứ điều gì xảy ra trước đó. 

Chẩn đoán mất trí nhớ sẽ dựa trên việc loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng như là đột quỵ, động kinh hoặc chấn thương đầu có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ tương tự. 

Do khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ kiểm tra thần kinh, kiểm tra phản xạ, trương lực cơ, sức mạnh của cơ cũng như chức năng cảm giác, sự phán đoán hay trí nhớ của người bệnh.

Xét nghiệm não, chẩn đoán hình ảnh 

Bước tiếp theo cần làm là thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm để tìm kiếm bất thường trong hoạt động của điện não và lưu lượng máu ở trong não. Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc kết hợp các kỹ thuật này như: 

– Chụp cộng hưởng từ MRI 

– Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) 

– Điện não đồ (EEG)

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những biện pháp chẩn đoán mất trí nhớ phổ biến nhất.
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những biện pháp chẩn đoán mất trí nhớ phổ biến nhất.

Hiện nay, chứng mất trí nhớ thoáng qua không cần thiết phải điều trị, bởi trí nhớ có thể dần hồi phục khi sức khỏe đã trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, lưu ý việc dùng thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh lý này và góp phần cải thiện các triệu chứng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]