Kinh nguyệt không đều: Chị em lưu ngay những cách sau

10/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em. Vì vậy, khi kinh nguyệt không đều khiến chị em vô cùng lo lắng. Vậy có những biện pháp nào khắc phục tình trạng này không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không tuân theo một chu kỳ nhất định. Kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn, thậm chí là vô kinh.

Biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều

Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó là kinh nguyệt không đều.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
  • Số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
  • Máu kinh nguyệt có màu sắc lạ, bị vón cục và xuất hiện nhiều cục máu đông.
  • Các triệu chứng kinh nguyệt nặng nề như đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt không hiếm gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Mang thai 
  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết
  • Phụ nữ cho con bú
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh
  • Hội chứng đa nang buồng trứng
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh u xơ tử cung
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Thừa cân, béo phì
  • Rối loạn ăn uống hoặc sút cân quá nhanh
  • Tập thể dục quá sức
  • Stress, lo âu, chế độ sinh hoạt không hợp lý
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh,..
  • Ung thư cổ tử cung
Các căn bệnh phụ khoa có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều

Các hình thức của kinh nguyệt không đều

  • Kinh sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm 3 ngày. Có khi 7 ngày hoặc thậm chí kinh nguyệt diễn ra 2 lần/tháng.
  • Chậm kinh: Thông thường nữ giới hay bị trễ kinh 3-4 ngày. Nhưng nếu chậm kinh 10 ngày mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì nên nghĩ đến việc có thai.
  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài > 7 ngày. Lượng máu được tống ra ngoài nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân.
  • Kinh thưa: Nghĩa là bạn chậm kinh 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
  • Vô kinh: Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.

Hậu quả của tình trạng kinh nguyệt không đều

  • Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ. Từ đó khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi. Nhất là những người trên 30 tuổi.
  • Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
  • Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
  • Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,… 
  • Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa. Nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Các cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để giúp ổn định kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Thay đổi thực đơn hàng ngày

Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Cần bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể được ổn định.

Tăng cường tập luyện thể dục

Tập thể thao có thể giúp chị em nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều

Chị em có thể luyện tập một số môn thể thao tùy theo sở thích như: Gym, yoga, pilates, cardio… . Tùy vào tình trạng sức khỏe để có chế độ luyện tập phù hợp. Chị em cũng không nên luyện tập quá sức. Việc tập luyện đúng cách hàng ngày giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.

Uống nhiều nước

Đây là việc vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định. Từ đó giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều.  Lưu ý chị em cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng

Giấc ngủ không đủ và chất lượng kém có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ, tuân thủ các thói quen giấc ngủ lành mạnh và tạo môi trường ngủ thoải mái. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kinh nguyệt đều đặn.

Học cách giảm căng thẳng

Căng thẳng và áp lực có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt. Thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, hít thở sâu,… sẽ giúp kiểm soát cảm xúc hiệu quả. Hoặc chị em cũng có thể tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng khác như massage, xem phim yêu thích, hoặc đọc sách….

Tránh sử dụng các chất kích thích

Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá,… Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều. Như vậy, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Khi thấy những bất thường trong kỳ kinh nguyệt của mình, chị em nên đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có bệnh.

Như vậy, để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần thay đổi ngay từ cách sinh hoạt hàng ngày. Nếu như kinh nguyệt bị rối loạn trong một thời gian dài và không cải thiện thì chị em nên đến bệnh viện thăm khám. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương hướng điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]